Giải pháp hoàn thiện các qui định về phân công nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 111)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.5. Giải pháp hoàn thiện các qui định về phân công nhân viên

Với đội ngũ cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống gần 17.000 người là một con số không nhỏ. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả, số nhân viên hiện nay cần được điều chỉnh về số lượng cũng như về chất lượng, ý thức kỷ luật và thái độ làm việc.

Trước hết, Khối quản trị nguồn nhân lực cần phải lên phương án điều chỉnh lại định mức lao động của toàn hệ thống (đặc biệt là các bộ phận Hỗ trợ) một cách phù hợp hơn với điều kiện thực tế và xây dựng hệ thống mức lao động cho từng đơn vị. Đây sẽ là cơ sở để Ngân hàng xác định được số lượng nhân viên thực tế cần thiết ở từng chức danh. Từ đó mới áp dụng các biện pháp nhằm tinh lọc số lượng nhân viên hiện có, trước hết là những nhân viên làm việc tại bộ phận hỗ trợ, sau đó đến các bộ phận dịch vụ, … để tiến hành xây dựng lại các qui định về phân công nhân viên cho phù hợp hơn.

Trước tình hình sát nhập lại một số Chi nhánh đa năng thành một Chi nhánh Chuẩn thì mô hình các chức danh quản lý ở từng đơn vị hiện nay cần phải thu hẹp lại và làm việc có hiệu quả hơn, phát huy vai trò của mình trong việc chỉ đạo, giám sát hiệu quả hoạt động của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý. Không chỉ vậy, với những nhân viên bộ phận hỗ trợ cũng cần sử dụng với số lượng hợp lý, trên cơ sở phân công công việc một cách chặt chẽ và khoa học. Đồng thời căn cứ vào mức độ phức tạp, khối lượng công việc, tính trách nhiệm của từng chức danh công việc để xây dựng hệ thống trả lương mới cụ thể cho từng chức danh công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh quảng ninh (Trang 111)