Theo thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Quản trị rủi ro là việc nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Như vậy, quản trị rủi ro tín dụng có thể hiểu là việc xây dựng và thực thi các chính sách quản lý trong hoạt động tín dụng nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo cho họat động kinh doanh có hiệu quả trong giới hạn khả năng rủi ro chấp nhận được.
1.2.2 Cơ sở lý luận về quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại thương mại
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng:
Bước 1: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng Bước 2: Nhận dạng rủi ro tín dụng
Bước 3: Đo lường rủi ro tín dụng Bước 4: Kiểm soát rủi ro tín dụng Bước 5: Xử lý rủi ro tín dụng Bước 6: Giám sát và báo cáo
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng được phân thành 6 bước và các khâu trong quy trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và hình thành một chu trình khép kín để đảm bảo mục tiêu kiểm soát và hạn chế rủi ro, cụ thể:
Bước 1: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Mỗi ngân hàng thương mại đều xây dựng chiến lược hoạt động riêng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiếu rủi ro. Dựa trên các chính sách về tín dụng và kinh nghiệm trong quá trình quản lý, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng cụ thể cho từng ngân hàng. Đây là nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình. Chiến lược phù hợp được lập dựa trên báo cáo của
19
từng bộ phận, phòng ban, chi nhánh gửi lên hội sở chính theo định kỳ, đảm bảo tính khách quan và xác thực. Đơn vị kinh doanh là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, có hiểu biết và tiếp xúc nhiều với các loại rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro để từ đó định hướng tìm kiếm và tiếp cận với các đối tượng khách hàng theo mục tiêu đã đặt ra, do vậy, bộ phận kinh doanh sẽ có phương án gần gũi và phù hợp nhất để xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nhưng không hạn chế hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn phải có một chiến lược phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế, cũng như trong dài hạn. Trong thời kỳ phát triển của nền kinh tế, ngân hàng phải nắm bắt được xu hướng của thị trường và các nhóm khách hàng để đề ra các biện pháp thích hợp nhằm duy trì mở rộng quan hệ với nhóm khách hàng quen thuộc, phát triển các nhóm khách hàng mới, tìm kiếm những cơ hội mới, đồng thời hạn chế cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng có rủi ro cao. Trong dài hạn, ngân hàng cần xây dựng một chiến lược tổng quát cho từng thời kỳ, từng lĩnh vực khác nhau. Chiến lược này cần phải đem đến cho ngân hàng một thương hiệu mà ngân hàng hướng đến, cũng như đối tượng khách hàng mà ngân hàng định hướng tiếp cận trong dài hạn.
Bước 2: Nhận dạng rủi ro tín dụng:
a. Nhận dạng rủi ro trước khi cấp tín dụng
Trước khi cấp tín dụng thường tiềm ẩn rủi ro do ngân hàng không nhận biết đầy đủ thông tin về khách hàng của mình do tình trạng thông tin bất đối xứng, sự tồn tại của thông tin không cân xứng dẫn đến việc ra quyết định cấp tín dụng của ngân hàng có sự thiếu sót và tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Một số nhận diện rủi ro trước khi cấp tín dụng thường xuất hiện như:
- Khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn đầy đủ, nhanh chóng và hoàn chỉnh
- Khách hàng nôn nóng vay được tiền và chấp nhận mọi điều kiện theo quy
định của ngân hàng
- Khách hàng có những hành động như cam kết, hứa hẹn, gửi quà cho cán bộ
tín dụng
20
Sau khi cấp tín dụng, tùy đặc thù từng khoản vay và loại hình cấp tín dụng mà có những dấu hiệu và đặc điểm riêng. Các dấu hiệu này có tác dụng cảnh báo sớm về khả năng trả nợ của bên vay cho ngân hàng, cụ thể như:
- Khách hàng vi phạm các điều khoản theo hợp đồng đã ký
+ Khách hàng chậm trễ trong việc cung cấp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính và các báo cáo theo yêu cầu định kỳ và đột xuất từ ngân hàng. Việc chậm trễ này là dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đang có vấn đề và khách hàng đang cố tình che dấu ngân hàng
+ Khách hàng không thiện chí và né tránh trong việc làm việc với cán bộ ngân hàng bao gồm các dấu hiệu như không nghe điện thoại, liên tục hoãn lịch làm việc, cử cán bộ không được phân quyền đúng lĩnh vực chuyên môn tiếp cán bộ ngân hàng.
+ Các vi phạm khách như tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn, cung cấp số liệu và chứng từ không đúng, không trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
- Các dấu hiệu từ khách hàng
+ Dấu hiệu trong quản trị doanh nghiệp bao gồm những vấn đề như sự thay đổi ban lãnh đạo doanh nghiệp, mâu thuẫn nội bộ trong ban lãnh đạo
+ Các dấu hiệu về tài chính như ROA, ROE giảm, vòng quay hàng tồn kho giảm, số ngày thu tiền bình quân tăng
+ Các dấu hiệu phi tài chính như sản phẩm tiêu thụ chậm, giá trị hàng tồn kho tăng, giảm số lượng khách hàng đầu vào và đầu ra.
- Các dấu hiệu từ ngân hàng
+ Danh mục tín dụng có biểu hiện tập trung cao
+ Tín dụng tăng trưởng cao bất thường trong thời gian ngắn + Tỷ lệ nợ xấu gia tăng
+ Chính sách tín dụng còn thiếu sót dẫn tới khách hàng và cán bộ tín dụng có thể lợi dụng
- Các dấu hiệu khách quan từ bên ngoài
+ Các rủi ro mang tính bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai …
+ Các thay đổi về cơ chế chính sách, các quy định mới của pháp luật ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
21
+ Sự bất ổn của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất tăng, tỷ giá tăng
c. Ba tuyến kiểm soát rủi ro tín dụng trong ngân hàng
Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng thường được thiết lập thành ba tuyến kiểm soát, cụ thể:
Cấp quản lý Tuyến kiểm soát Chức năng quản trị
Các khối kinh doanh - Khối doanh nghiệp (bán buôn)
- Khối bán lẻ
- Khối kinh doanh vốn và thị trường
Tuyến kiểm soát thứ nhất
- Nhận biết rủi ro tín dụng thường xuyên trước, trong và sau khi quyết định cấp tín dụng
- Đánh giá để các rủi ro tín dụng nằm trong phạm vi chiến lược, chính sách và khẩu vị rủi ro tín dụng
Ban điều hành và các khối chính sách và quản lý rủi ro
Tuyến kiểm soát thứ hai
- Xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình quản trị rủi ro tín dụng
- Xây dựng khẩu vị rủi ro tín dụng cho cả hệ thống ngân hàng
- Kiểm soát sự tuân thủ các hạn mức rủi ro tín dụng của khối kinh doanh
HĐQT, Ban kiểm soát, Các ủy ban thuộc HĐQT và Khối kiểm toán nội bộ
Tuyến kiểm soát thứ ba
- Phê duyệt và ban hành chiến lược, chính sách quy trình và khẩu vị rủi ro tín dụng
- Kiểm soát sự tuân thủ thông qua kiểm toán nội bộ đối với ban điều hành và các khối kinh doanh
22
Bước 3: Đo lường rủi ro tín dụng:
Sau khi nhận dạng được rủi ro tín dụng, bước tiếp theo là tiến hành đo lường rủi ro tín dụng, đây là giai đoạn quan trọng cần sự kết hợp tổng hòa của rất nhiều yếu tố như quy trình nghiệp vụ, con người, công nghệ… để tạo thành hệ thống đo lường rủi ro. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng để từ đó ra quyết định cấp tín dụng một cách phù hợp nhất. Một số phương pháp đo lường rủi ro tín dụng:
a. Mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính – KRI
Đây là các chỉ tiêu mang tính căn bản và truyền thống, các chỉ tiêu này hiện nay vẫn đang được sử dụng phổ biến tại các ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam một số quy định như phân loại nhóm nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng chung theo từng nhóm nợ được quy định cụ thể theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, một số chỉ tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Nếu chỉ tiêu này tăng trưởng nhanh, có thể mang đến nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng của ngân hàng, chính vì vậy, nếu chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng thì thường là tín hiệu về mức độ rủi ro tín dụng sẽ gia tăng trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các nước phát triển thường từ 5-10%, đối với các nước đang phát triển thường từ 10-20%. Năm 2018 tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng tại Việt Nam tăng trưởng khoảng 14%.
- Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản: Tỷ lệ này càng cao thể hiện rủi ro tín dụng mang tính tập trung. Mặc dù tín dụng là lĩnh vực mang lại thu nhập chính cho các ngân hàng, nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Vì vậy, xu hướng chung là các ngân hàng ngày càng đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro quá cao vào tín dụng. Hiện nay, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển như Việt Nam vào khoảng 70-80%, các nước phát triển ở mức 50-60%.
- Tỷ lệ nợ quá hạn: Là tỷ lệ giữa tổng dư nợ quá hạn và tổng dư nợ, đây là một
23
thường, tỷ lệ này dưới 2% được xem là rất tốt, từ 2-5% được xem là tốt, từ 5-10% chấp nhận được và trên 10% là có vấn đề.
- Tỷ lệ nợ xấu: Là tỷ lệ tổng dư nợ xấu trên tổng dư nợ, nợ xấu được phân vào
các nhóm 3,4 và 5. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp tức rủi ro tín dụng càng cao. Tại Việt Nam tỷ lệ này dưới 3% được xem là chấp nhận được.
- Khả năng bù đắp rủi ro: Là tỷ lệ giữa tổng vốn chủ sở hữu và dự phòng rủi ro
trên tổng dư nợ xấu. Đối với ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thì càng an toàn trong hoạt động kinh doanh.
b. Mô hình 6C
Đối với mỗi khoản vay, vấn đề đầu tiên đặt ra của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh toán toán khi khoản vay đến hạn hay không. Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng bao gồm:
- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người
vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
- Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
- Thu nhập của người vay (Cashflow): Xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay.
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính
sách tín dụng từng thời kỳ.
- Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp,
quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng.
24
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standard & Poor là những công ty cung cấp dịch vụ này tốt nhất. Moody và Standard & Poor xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, cụ thể:
Nguồn Xếp hạng Tình trạng
Standard & poor
Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất
Aa Chất lượng cao
A Chất lượng trên trung bình
Baa Chất lượng trung bình
Ba Chất lượng dưới trung bình
B Chất lượng dưới trung bình
Caa Chất lượng kém
Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ
Caa Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu
Moody
AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất
AA Chất lượng cao
A Chất lượng trên trung bình
BBB Chất lượng trung bình
BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ
B Chất lượng dưới trung bình
CCC Chất lượng kém
CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ
25
Trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên cho vay, còn các hạng sau thì không nên đầu tư, cho vay.
d. Mô hình điểm số Z
Mô hình điểm số Z dùng để tính toán ngưỡng phá sản của các doanh nghiệp. Mô hình sử dụng các biến số sau:
X1: Vốn lưu động/tổng tài sản X2: Lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản X3: Lợi nhuận trước lãi vay/tổng tài sản X4: Vốn chủ sở hữu/tổng nợ
X5: Doanh số/tổng tài sản
- Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
- Nhược điểm:
+ Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay.
+ Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế).
- Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản xuất
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 1,00X5
Z > 2,99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1,8 < Z < 2,99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
26
Mô hình 2: Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản xuất Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5
Nếu Z’ > 2,9 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1,23 < Z’ < 2,9 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Nếu Z’ < 1,23 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản
cao
Mô hình 3: Đối với doanh nghiệp khác Z’’ = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Nếu Z” > 2,6 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
Nếu 1,2 < Z” < 2,6 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ