Đối với Chính phủ và các Bộ ban ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (Trang 89 - 90)

3.3.1.1 Tạo môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định

Môi trường chính trị - xã hội ổn định là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng được thuận lợi. Hiện nay, môi trường chính trị - xã hội của Việt Nam được đánh giá khá ổn định, trong thời gian tới Nhà nước, Chính phù và các Bộ ban ngành cần tiếp tục phát huy hơn nữa và duy trì tốt sự ổn định để tạo niềm tin và động lực cho các thành phần trong nền kinh tế phát triển.

Về môi trường kinh tế vĩ mô những năm gần đây lạm phát liên tục tăng, sự biến động tỷ giá khá lớn… các chính sách tài khóa của chính phủ chưa phát huy hết tác dụng để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ và các Bộ ban ngành cần có các biện pháp để đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định nhằm góp phần đảm bảo an toàn và hiệu quả cho nguồn vốn tín dụng mà các ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.

81

3.3.1.2 Hoàn thiện môi trường pháp lý

Thực tế, hiện nay còn tồn tại tình trạng một số quy định, văn bản… trong hệ thống pháp luật của nhà nước còn chồng chéo, chưa rõ ràng, cách thức ban hành, hướng dẫn và phổ biến còn hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức trong việc áp dụng và vận hành. Vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ và các Bộ ban ngành cần hoàn thiện hệ thống pháp lý một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn để tạo thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng.

3.3.1.3 Đẩy mạnh công tác thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội về “thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” và Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020”.

Trong thời gian qua công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình triển khai như việc xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu chưa có thị trường mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp dẫn đến việc mua bán nợ xấu chưa thật sự sôi động, các thương vụ lớn chưa phát sinh nhiều; cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng tài sản đảm bảo chưa đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng nên các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn trong việc xác định tài sản bảo đảm nào đang tranh chấp, tài sản bảo đảm nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo Nghị quyết 42. Vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ và các Bộ ban ngành cần có những giải pháp kịp thời để hỗ trợ cho công tác tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu được triển khai một cách thuận lợi nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (Trang 89 - 90)