Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban cơ bản trong ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (Trang 44)

2.1.2.1 Khối kinh doanh

a. Khối khách hàng doanh nghiệp lớn

Đối tượng phục vụ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), các đơn vị thành viên của PVN, và các khách hàng là các tổng công ty, tập đoàn có doanh thu năm liền kề năm hiện tại đạt trên 1.000 tỷ đồng

Cơ cấu chức năng các phòng ban bao gồm: 05 Vùng kinh doanh (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Cần Thơ); Phòng Chính sách và hỗ trợ kinh doanh; Phòng Thu xếp vốn

- Vùng kinh doanh: Trực tiếp thực hiện công tác kinh doanh, tiếp cận và chào bán khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng của PVcomBank như Huy động vốn, cấp tín dụng (cho vay, phát hành bảo lãnh, L/C, chiết khấu …)

- Phòng chính sách và hỗ trợ kinh doanh: Công việc chính là hỗ trợ cho các vùng kinh doanh khi nhận được yêu cầu, ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ thực hiện

36

các báo cáo tổng hợp định kỳ và đột xuất để báo cáo ban lãnh đạo ngân hàng khi được yêu cầu.

- Phòng thu xếp vốn: Trực tiếp thực hiện công tác kinh doanh, với nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ tư vấn và thu xếp vốn cho các dự án

b. Khối khách hàng doanh nghiệp

Đối tượng phục vụ là các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô doanh thu năm liền kề với năm hiện tại đạt từ 20 tỷ đến 1.000 tỷ đồng

Cơ cấu chức năng các phòng ban bao gồm: Tại Hội sở chính có Phòng cho vay, phòng sản phẩm, phòng hỗ trợ kinh doanh, và phòng khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh trên toàn quốc. Chức năng nhiệm vụ của các phòng tương tự khối khách hàng doanh nghiệp lớn

a.Khối khách hàng cá nhân

Đối tượng phục vụ là các khách hàng cá nhân.

Cơ cấu chứng năng các phòng ban bao gồm: Tại Hội sở chính có phòng cho vay, phòng sản phẩm, phòng hỗ trợ kinh doanh. Tại Hội sở và các chi nhánh trên địa bàn toàn quốc có phòng dịch vụ khách hàng, phòng khách hàng cá nhân. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tương tự khối khách hàng doanh nghiệp lớn và khối khách hàng doanh nghiệp

2.1.2.2 Khối hỗ trợ

a. Khối vận hành

Đây là khối trực tiếp hỗ trợ các khối kinh doanh trong việc phục vụ giao dịch cho khách hàng sau cấp tín dụng như giải ngân, phát hành bảo lãnh, L/C … ngoài ra khối vận hành cũng thực hiện các công việc như soạn các loại mẫu biểu hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố thế chấp, đi đăng ký giao dịch đảm bảo …

b. Khối tài chính kế toán

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến số liệu tổng hợp, hạch toán kế toán, chịu trách nhiệm theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của ngân hàng và các khối kinh doanh, cân đối doanh thu chi phí, lập báo cáo tài chính.

37 c. Khối quản trị rủi ro

Chủ trì nghiên cứu và đề xuất các chính sách, khung quản trị rủi ro, khẩu vị rủi ro, các phương pháp, công cụ quản trị rủi ro của ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động. Thực hiện giám sát, đánh giá, báo cáo các rủi ro của ngân hàng

d. Khối nguồn vốn và thị trường tài chính

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến nguồn vốn của ngân hàng như quản lý vốn, đảm bảo tính an toàn trong việc sử dụng vốn, quản lý thanh khoản trong toàn hệ thống về việc cân bằng vốn, điều chuyển vốn nội bộ, kinh doanh vốn trên thị trường 2, quản lý và kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, tìm kiếm nguồn vốn và giao dịch đối với các định chế tài chính.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của PVcomBank giai đoạn 2016-2018:

Bảng 2.1: Tình hình tài sản – nguồn vốn PVcomBank giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Thời điểm 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 1 Tổng tài sản 113.958 126.548 140.585 2 Vốn chủ sở hữu 9.926 10.005 10.098

3 Thu nhập lãi thuần 825 1.109 966

4 Lợi nhuận sau thuế 65 79 92

(Nguồn: PVcomBank 2016, 2017, 2018)

Tổng tài sản của ngân hàng qua các năm có xu hướng tăng, tại thời điểm 31/12/2018 đạt 140.585 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017 và 23.4% so với năm 2016. Trong đó tập trung chủ yếu ở tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác và cho vay khách hàng.

38

Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu qua các năm có xu hướng tăng. Tổng nợ tại thời điểm 31/12/2018 đạt 130.486 tỷ đồng tăng 11.96% so với năm 2017 và 25.42% so với năm 2016. Trong đó tăng chủ yếu ở khoản mục tiền gửi của khách hàng.

Qua bảng cân đối kế toán giai đoạn 2016-2018 cho thấy, tại thời điểm 31/12/2018 với tổng tài sản trên 140.585 tỷ đồng, dư nợ cho vay trên 68.549 tỷ đồng, huy động vốn đạt trên 103.519 tỷ đồng thì PVcomBank đang thuộc nhóm ngân hàng thương mại có quy mô trung bình tại Việt Nam. Cơ cấu cho vay, huy động hợp lý.

Lợi nhuận của ngân hàng qua các năm có xu hướng tăng, năm 2018 lợi nhuận sau thuế đạt 92.9 tỷ đồng, tăng 17.4% so với năm 2017 và 41.8% so với năm 2016. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm có hiệu quả.

Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của PVcomBank còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng có cùng quy mô (Năm 2018 ngân hàng HDBank vốn điều lệ 9.840 tỷ đồng, lợi nhuận 3.210 tỷ đồng; TPbank vốn điều lệ 8.566 tỷ đồng, lợi nhuận 1.805 tỷ đồng). PVcomBank mới hình thành và phát triển được hơn 05 năm, và hiện nay vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc đến năm 2020 theo đề án đã được Ngân hàng nhà nước và Chính phủ phê duyệt. Trong những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn và biến động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn, các chính sách kinh tế chính trị có nhiều đổi mới ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua các năm gần đây kể từ ngày thành lập, việc duy trì được hoạt động và kinh doanh có lãi là điều đáng nghi nhận đối với PVcomBank trong giai đoạn này.

2.2. Thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại PVcomBank giai đoạn 2016-2018

2.2.1. Thực trạng tình hình hoạt động tín dụng

2.2.1.1 Về cơ cấu tín dụng

39

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng khách hàng của PVcomBank giai đoạn 2016-2018.

(Nguồn: PVcomBank năm 2016, 2017, 2018)

Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng khách hàng của PVcomBank giai đoạn 2016-2018.

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tổ chức 28,915 58% 30,747 53% 34,167 50%

Cá nhân 20,625 42% 27,654 47% 34,382 50%

Tổng 49,540 100% 58,401 100% 68,549 100%

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

(Nguồn: PVcomBank năm 2016, 2017, 2018)

Đối tượng khách hàng hiện nay của PVcomBank chủ yếu là khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân.

Về giá trị cho vay:

- Năm 2018 giá trị cho vay khách hàng tổ chức đạt 34.167 tỷ đồng, tăng 11.12% so với năm 2017 và tăng 18.16% so với năm 2016.

- Năm 2018 giá trị cho vay khách hàng cá nhân đạt 34.382 tỷ đồng, tăng 24.3% so với năm 2017 và tăng 66.6% so với năm 2016.

40

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng của PVcomBank qua các năm giảm dần ở tỷ trọng cho vay khách hàng tổ chức và tăng dần ở khách hàng cá nhân.

Hiện nay, số lượng khách hàng vay vốn là tổ chức so với khách hàng là cá nhân chiếm tỷ trọng khá thấp, khoảng 20%, trong khi giá trị các khoản vay của khách hàng tổ chức thường lớn hơn rất nhiều so với khoản vay của khách hàng cá nhân. Qua đó, cho thấy khẩu vị rủi ro của ngân hàng và quan điểm phân tán rủi ro tín dụng được thực hiện một cách bài bản và từng bước qua các năm.

b. Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của PVcomBank giai đoạn 2016-2018.

41

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của PVcomBank giai đoạn 2016-2018.

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Doanh nghiệp nhà nước 5,657 11% 8,444 14% 9,532 14% Công ty TNHH 6,690 14% 4,380 8% 7,753 11% Công ty cổ phần 18,876 38% 18,856 32% 22,527 33% Doanh nghiệp tư nhân 150 0% 118 0% 254 0% Doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài 105 0% 0% 0%

Hợp tác xã, cá nhân 17736 36% 25953 44% 28265 41% Cho vay khác 326 1% 648 1% 218 0%

Tổng 49,540 100% 58,399 100% 68,549 100%

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

(Nguồn: PVcomBank năm 2016, 2017, 2018)

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của PVcomBank khá đa dạng, cơ cấu tín dụng được phân tán cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Qua các năm tỷ trọng trong cơ cấu đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng khá cao ở mức 14% năm 2018, nguyên nhân chủ yếu là do tiền thân của PVcomBank là PVFC (Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí với vốn điều lệ 4.800 tỷ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, đơn vị 100% vốn nhà nước) là doanh nghiệp nhà nước nên khách hàng của PVFC trước đây và PVcomBank hiện nay bao gồm rất nhiều đơn vị thành viên của PVN, các khách hàng trong ngành dầu khí và các tổng công ty, tập đoàn nhà nước như: Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí, Tổng công ty khí Việt Nam, Tổng công ty điện lực dầu khí, Tổng công ty thương mại Hà Nội, Tổng công ty hàng không Việt Nam …

42

c. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay khoản vay

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn khoản vay của PVcomBank giai đoạn2016-2018.

(Nguồn: PVcomBank năm 2016, 2017, 2018)

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn khoản vay của PVcomBank giai đoạn 2016-2018.

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Nợ ngắn hạn 16,307 33% 21,612 37% 27,698 47% Nợ trung hạn 9,139 18% 10,961 19% 12,983 22% Nợ dài hạn 24,098 49% 25,828 44% 17,718 30% Tổng 49,544 100% 58,401 100% 58,399 100% Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2016 2017 2018

(Nguồn: PVcomBank năm 2016, 2017, 2018)

Cơ cấu tín dụng theo thời hạn khoản vay của PVcomBank qua các năm tăng dần ở tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay dài hạn. Hiện nay, trong hoạt động cấp tín dụng cho vay, quan điểm của PVcomBank là tăng cường cho vay và tập trung ở các khoản ngắn hạn, có vòng quay và thời gian thu

43

hồi vốn nhanh để giảm thiểu và tối ưu hóa rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, các khoản cho vay trung và dài hạn ngân hàng vẫn triển khai bình thường, tuy nhiên trong quá trình triển khai sẽ đánh giá thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước lúc ra quyết định cấp tín dụng.

2.2.1.2 Chất lượng tín dụng

a. Phân loại nợ

Biểu đồ 2.4 Phân loại nhóm nợ của PVcomBank giai đoạn 2016-2018.

(Nguồn: PVcomBank năm 2016, 2017, 2018)

Bảng 2.5: Phân loại nhóm nợ của PVcomBank giai đoạn 2016-2018.

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Nợ đủ tiêu chuẩn 47,966 96.78% 56,662 97.02% 66,264 96.67% Nợ cần chú ý 574 1.16% 719 1.23% 850 1.24% Nợ dưới tiêu chuẩn 119 0.24% 131 0.22% 175 0.26% Nợ nghị ngờ 263 0.53% 252 0.43% 320 0.47% Nợ có khả năng mất vốn 640 1.29% 637 1.09% 940 1.37% Tổng 49,562 100% 58,401 100% 68,549 100% Đơn vị tính: Tỷ VNĐ 2016 2017 2018 Chỉ tiêu

44

Năm 2018 giá trị nợ xấu (nhóm 3,4 và 5) của PVcomBank ở mức 1.435 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2.01% trong tổng dư nợ. Nhìn chung, giá trị và tỷ trọng trong cơ cấu nợ của PVcomBank qua các năm được giữ ở mức khá tốt, chấp nhận được trong ngưỡng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

c.Đánh giá chất lượng tín dụng

Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính của PVcomBank 03 năm giai đoạn 2016-2018 cho thấy hoạt động tín dụng của PVcomBank qua các năm có sự tăng trưởng ổn định, cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng, loại hình doanh nghiệp và thời hạn khoản vay theo tỷ trọng được giữ ở mức hợp lý. Quan điểm phát triển kinh doanh và định hướng tín dụng của ban lãnh đạo ngân hàng trong từng thời kỳ được thay đổi và cập nhật thường xuyên theo tình hình phát triển kinh tế xã hội, các ảnh hưởng và biến động của tình hình kinh tế vĩ mô, vi mô và sự cạnh tranh khốc liệt của ngành.

Tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú ý (nhóm 1 và 2) qua các năm luôn chiếm ở mức 97.5 - 98.5%, tỷ lệ nợ nợ xấu ở mức 1.5 - 2%, tỷ lệ trích lập dự phòng qua các năm được thực hiện đầy đủ.

Nhìn chung, chất lượng tín dụng của PVcomBank được duy trì và khá ổn định trong các năm qua cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng được triển khai đã phát huy được hiệu quả.

2.2.2. Thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng

Quan điểm về quản trị rủi ro tín dụng của PVcomBank:

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Đứng trên quan điểm này, luôn luôn có một tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng được xác định trong chiến lược hoạt động chung. Khi PVcomBank kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng tỷ lệ dự kiến thì đó là sự thành công trong lĩnh vực quản lý rủi ro. PVcomBank phải bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt động tín dụng để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn hiệu quả trong tăng trưởng.

45

Quản trị rủi ro tín dụng là trách nhiệm chung của toàn hệ thống PVcomBank. Mọi thành viên của PVcomBank ngoài mối quan tâm chung là phấn đấu tạo ra lợi nhuận phải đồng thời có trách nhiệm thực hiện các quy định về quản trị rủi ro tín dụng để đảm bảo cho hệ thống tăng trưởng và phát triển bền vững. Đối với các rủi ro xảy ra, tất cả các cán bộ và lãnh đạo có liên quan phải chịu trách nhiệm trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình.

2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của PVcomBank

(Nguồn: PVcomBank)

BKS Đại hội đồng cổ đông

HĐQT UB QLRR Giám đốc/Phó Giám đốc các Khối khác Giám đốc/Phó Giám đốc Khối QTRR TGĐ Khối QTRR Các Khối/Trung tâm/Phòng chức năng tại HO Các CN/ PGD/QTK Phòng QTRRTD Các phòng QTRR ĐPV QTRRTD ĐPV QTRRHĐ Ban KTNB QTRRHĐ tại cấp tác nghiệp QTRRHĐ tại cấp Điều hành QTRRHĐ tại cấp HĐQT

Tuyến kiểm soát thứ nhất

ất

Tuyến kiểm soát thứ hai ất Tuyến kiểm soát thứ ba ất

46

Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của PVcomBank bao gồm các cấp với chức năng nhiệm vụ cụ thể:

- Hội đồng quản trị:

+ Phê duyệt chính sách quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của PVcomBank

+ Phê duyệt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn tối đa được chấp thuận trong từng thời kỳ

+ Phê duyệt cơ cấu, các tỷ lệ, giới hạn, hạn mức của danh mục tín dụng trong từng thời kỳ.

+ Giám sát ban điều hành trong việc triển khai chiến lược, mục tiêu, quy định quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả ở tất cả các cấp, đảm bảo ban điều hành, cán bộ quản lý và nhân viên các cấp hiểu rõ các loại rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

- Ủy ban quản lý rủi ro:

+ Rà soát các đề xuất của ban điều hành về chiến lược, khẩu vị rủi ro tín dụng trình HĐQT phê duyệt. Giám sát ban điều hành trong việc tuân thủ pháp luật, triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)