Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (Trang 69 - 74)

a. Về công tác nhận dạng rủi ro tín dụng

- Công tác nhận dạng rủi ro tín dụng hiện nay được đánh giá và nhận dạng chủ yếu từ ý chí chủ quan của cán bộ kinh doanh đôi lúc chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế của khách hàng

- Một số khách hàng có hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đầy đủ, rõ ràng và minh bạch đôi khi được cán bộ tín dụng và bộ phận tái thẩm định bỏ qua một số khâu thẩm định dẫn tới việc có thể xảy ra những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

b. Về công tác đo lường rủi ro tín dụng

Hiện nay PVcomBank mới chỉ áp dụng mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính KRIs, theo đó mô hình này còn một số hạn chế như:

- KRIs chỉ thể hiện được mức độ rủi ro của ngân hàng sau khi khoản tín dụng được cấp, không hỗ trợ dự tính rủi ro trước khi cấp tín dụng làm căn cứ để ngân hàng ra quyết đinh cấp tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

61

- Để có chỉ số KRIs tốt, ngân hàng có thể giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách gia tăng quy mô tín dụng. Điều này có thể dẫn đến rủi ro tín dụng sẽ gia tăng.

c. Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

- Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của PVcomBank chưa phân định rõ ràng bằng các biện pháp kiểm soát rủi ro theo từng chính sách riêng

- Một số nội dung tại các quy trình, quy chế, văn bản hướng dẫn về kiểm soát rủi ro tín dụng còn cứng nhắc, việc thay đổi các nội dung này cho phù hợp với tình hình thực tiễn chưa theo kịp với các thay đổi theo tình hình phát triển kinh tế xã hội, các quy định mới của pháp luật nhằm đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng được diễn ra liên tục và ổn định

- Trong công tác thẩm định tín dụng PVcomBank đang áp dụng mô hình hỗn hợp, cụ thể:

+ Thẩm định hai lớp: Bao gồm khâu thẩm định tại đơn vị kinh doanh, bước tiếp theo là tái thẩm định và bước cuối cùng là trình lên cấp phê duyệt

+ Thẩm định một lớp: Thẩm định tại đơn vị kinh doanh và trưởng đơn vị kinh doanh phê duyệt. Đối với mô hình thẩm định một lớp sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng cho PVcomBank vì trong hoạt động tín dụng cán bộ tín dụng vừa tiếp thị vừa thẩm định nên sẽ không có đánh giá khách quan, độc lập về tình hình khách hàng. Bên cạnh đó, do cán bộ thực hiện nhiều công việc một lúc nên không có đủ thời gian để bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, ngoài ra cũng có thể xuất hiện rủi ro đạo đức khi cán bộ thông đồng với khách hàng.

- Đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Các chỉ tiêu tài chính đối với khách hàng chưa có báo cáo tài chính kiểm toán có độ tin cậy thấp, tính minh bạch chưa cao. Bên cạnh đó các chỉ tiêu phi tài chính còn phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

d. Về công tác xử lý rủi ro tín dụng

- Công tác xử lý tài sản đảm bảo còn chưa hiệu quả do mất nhiều thời gian, chi phí, sự phối hợp với các cơ quan chức năng chưa được nhanh chóng kịp thời

62

- Công tác phát hiện, theo dõi và xử lý nợ xấu còn nhiều tồn tại, công tác kiểm tra sau cấp tín dụng còn hạn chế, chưa kịp thời và thường xuyên dẫn đến việc phát hiện và bám sát các khoản nợ có vấn đề còn hạn chế. Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh còn thiếu quyết liệt trong công tác xử lý nợ, tại một số đơn vị kinh doanh vì sợ ảnh hưởng đến thành tích của chi nhánh và cá nhân mà cán bộ tín dụng hỗ trợ khách hàng trong việc cho vay tiền để trả nợ gốc lãi đến hạn. Ngoài ra, tại một số đơn vị kinh doanh ban lãnh đạo vẫn tập trung nhiều thời gian cho công tác phát triển kinh doanh và tăng trưởng tín dụng mà chưa thực sự quan tâm, đánh giá đúng vai trò của công tác xử lý và thu hồi nợ.

2.3.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế:

a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, về chất lượng nhân sự: Cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ nhân viên của PVcomBank nói riêng đa phần là cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản qua các trường lớp thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính. Phần lớn cán bộ có trình độ đại học trở lên. Tuy nhiên, do thời gian công tác còn ít nên kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ nhân sự còn nhiều hạn chế, nên chưa đánh giá chính xác được khả năng của khách hàng khi đề xuất cấp tín dụng, do vậy có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng trong tương lai. Một số cán bộ tín dụng nắm được các quy trình, quy chế, và các quy định của ngân hàng, tuy nhiên trong thực tiễn công việc thường xử lý một cách cẩu thả, đi tắt đón đầu, bỏ qua một số khâu trong quy trình dẫn tới sở hở, khách hàng có thể lợi dụng và gây ra rủi ro cho ngân hàng. Một số cán bộ tín dụng vì chỉ tiêu kinh doanh, hỗ trợ khách hàng mà làm sai quy định như giúp khách hàng chế hồ sơ vay vốn, cung cấp thông tin không trung thực.

Thứ hai, về các định hướng, chiến lược cụ thể cho công tác quản trị rủi ro tín dụng: Định hướng, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng mới chỉ thể hiện qua các quy định, quy trình, quy chế và các hướng dẫn trong từng thời kỳ mà chưa thể hiện được rõ mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng một cách tổng quát. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng của PVcomBank còn nhiều hạn chế, các văn bản, quy định đôi lúc không rõ ràng và thường xuyên thay đổi, chưa có đơn vị chuyên trách hướng dẫn và giải đáp các vướng mắc cho đơn vị kinh doanh, cũng như đơn vị chuyên trách phối hợp với đơn vị kinh doanh trong công tác kiểm soát rủi ro.

63

Thứ ba, về hạ tầng công nghệ thông tin: Hiện nay về cơ bản PVcomBank đã hoàn thiện và áp dụng hệ thống công nghệ phần mềm ngân hàng lõi Corebanking T24 vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các sản phẩm dịch vụ của PVcomBank chưa được liên kết và tự động hóa một cách đồng bộ, thường xuyên xảy ra lỗi phần mềm và phải xử lý khắc phục mất khá nhiều thời gian.

b. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn: Hiện nay, các rủi ro tín dụng mà PVcomBank gặp phải xuất phải chủ yếu là từ nguyên nhân ở khách hàng. Trong đó có hai nguyên nhân chủ yếu là tư cách đạo đức và năng lực của khách hàng, cụ thể:

Tư cách đạo đức khách hàng không tốt: Tư cách đạo đức khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp khi vay vốn thường có biểu hiện cung cấp thông tin không đầy đủ, tạo lập hồ sơ khống. Việc khách hàng gian lận sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi cấp tín dụng.

Năng lực quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế: Trước những diễn biến ngày càng phức tạp trong nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều thách thức và rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Điều đó đòi hỏi ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn phải tư duy đổi mới, sáng tạo, thường xuyên và liên tục cải tiến các kỹ năng quản lý, quản trị, điều hành hoạt động sản xuất để áp dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo và phù hợp. Hiện nay, một số doanh nghiệp mới thành lập và một số doanh nghiệp đang hoạt động ổn định thường muốn gia tăng lợi nhuận, đa dạng hóa và phân tán rủi ro nên đầu tư phát triển sang các ngành nghề lĩnh vực mới nên thường gặp những sai lầm trong việc lập kế hoạch và định hướng kinh doanh dẫn tới nguy cơ thua lỗ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Nguyên nhân từ môi trường kinh tế xã hội: Các chỉ số kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỷ giá… và các chính sách của chính phủ như đầu tư công, tiền lương, trợ cấp, miễn giảm thuế… có sự tác động và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thị trường Việt Nam, xu thế

64

hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho ngân hàng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những nguy cơ không nhỏ về những rủi ro có thể gặp phải.

Nguyên nhân từ môi trường pháp lý: Trong thời gian qua các quy định, thông tư, hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và ngân hàng nhà nước nói riêng được ban hành khá nhiều. Việc ban hành các quy định mới cho thấy sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của các cơ quan quản lý đối với hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng được triển khai để đảm bảo cho hoạt động của ngành được an toàn và hiệu quả theo kịp những biến động và thay đổi của tình hình phát triển kinh tế xã hội. Với việc hệ thống pháp lý chưa ổn định và thường xuyên thay đổi, các quy định còn chồng chéo, có những quy định ban hành xong phải sửa đổi nhiều lần đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, việc triển khai và áp dụng theo các quy định mới đòi hỏi các ngân hàng phải tìm hiểu, xây dựng lại quy trình quy chế, ban hành các mẫu biểu hướng dẫn mới trên toàn hệ thống… gây mất nhiều thời gian cũng như chi phí.

65

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)