Đào tạo và phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự: Nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Đào tạo và phát triển nâng cao chất lượng nhân sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà PVcomBank cần tập trung chú trọng, một số nội dung liên quan đến công tác nhân sự cụ thể:
72
+ Tuyển dụng nhân sự có năng lực, kinh nghiệm; + Tuyển dụng nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc;
+ Thực hiện công tác đánh giá và sắp xếp cán bộ định kỳ để đảm bảo việc sử dụng nhân sự có hiệu quả tốt nhất, đúng người, đúng việc;
+ Xây dựng chế độ chính sách lương thưởng, phúc lợi xã hội, lộ trình công danh phù hợp cho cán bộ trên cơ sở kết quả công việc, năng lực, thâm niên công tác nhằm giữ chân các cán bộ nòng cốt và tạo động lực cho nhân sự phấn đấu cống hiến lâu dài cho PVcomBank.
Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nội bộ và thuê ngoài, khuyến khích tinh thần tự học tập và trau dồi kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và trình độ của cán bộ. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng luôn chứa đựng và tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ngờ, việc thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo định kỳ để chia sẻ, hướng dẫn và trao đổi về thực tiễn công tác tín dụng là điều cần thiết. Ngoài việc đào tạo mang tính chất sách vở, theo quy trình, quy chế của ngân hàng và các quy định pháp luật thì các cán bộ tín dụng có thể chia sẻ với nhau về những rủi ro trong thực tiễn phát sinh để cùng nhau rút kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh trong tương lai để có thể nhận biết, phòng tránh và đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát đối với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
Nâng cao chất lượng công tác đo lường rủi ro tín dụng. Đến thời điểm hiện tại, PVcomBank chỉ đang sử dụng mô hình các chỉ tiêu chính KRIs, các chỉ số theo KRIs đa phần là các chỉ số tài chính mang tính chất phổ biến, có sẵn. Các mô hình đo lường rủi ro như Creditrisk+, Stress-test, Tổn thất dự tính được (EL)… được tính toán trên cơ sở các chỉ số có sẵn và các chỉ số cần ước lượng và dự đoán mang tính chất chủ quan của cá nhân cán bộ tín dụng. Vì vậy, việc đo lường rủi ro tín dụng đòi hỏi đội ngũ nhân sự phải có trình độ chuyên môn nhất định, hiểu rõ bản chất và ý nghĩa của việc đo lường, hiểu rõ khách hàng và hiểu rõ công thức để có thể đo lường và cho ra kết quả một cách chính xác nhất.
73
Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát tín dụng: Công tác kiểm tra và giám sát tín dụng của PVcomBank hiện nay được triển khai khá đầy đủ. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai đa phần cán bộ tín dụng còn xem nhẹ công tác kiểm tra giám sát, chỉ kiểm tra mang tính hình thức và ký biên bản để lưu trữ hồ sơ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế tối đa và tránh những rủi ro có thể xảy ra, cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách thường xuyên định kỳ và đột xuất nếu cần. Trong quá trình kiểm tra, cán bộ tín dụng cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, kiểm tra kỹ mọi diễn biến và thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, để từ đó có thể nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra và có các giải pháp xử lý kịp thời.
Thực hiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ khách quan, trung thực, có sự kiểm soát của tuyến kiểm soát thứ hai và thứ ba: Việc xếp hạng tín dụng nội bộ cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan và trung thực, tránh những trường hợp để được chấp nhận đề xuất cấp tín dụng, hỗ trợ khách hàng đạt điểm cao, hoặc khách hàng cung cấp thông tin nhưng không kiểm tra tính chính xác, dẫn đến hệ thống xếp hạng không phản ánh đúng chất lượng của khách hàng.