Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (Trang 90 - 94)

3.3.2.1 Đầu mối, chủ trì tổ chức hội thảo ngành định kỳ hàng quý

Trong bối cảnh tình hình kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động tín dụng của các ngân hàng ngày càng đa dạng và mở rộng tạo thuận lợi cho các ngân hàng tăng trưởng về quy mô cũng như việc tìm kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, cũng tiềm ẩn

82

nhiều rủi ro mang tính cá biệt và rủi ro mang tính hệ thống mà bản thân mỗi ngân hàng vì tình trạng thông tin bất đối xứng không thể nhận diện trước và trong quá trình cấp tín dụng, một số ngân hàng chỉ biết khi rủi ro đã xảy ra. Vì vậy, việc Ngân hàng Nhà nước chủ trì tổ chức các buổi hội thảo ngành định kỳ để các ngân hàng có thể cùng nhau trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngành trong thực tiễn có tính cập nhật nhanh chóng và kịp thời, bên cạnh đó các ngân hàng cũng có thể trao đổi thảo luận để học tập lẫn nhau, cùng nhau đưa ra những vấn đề còn tồn tại, chưa phù hợp để đề xuất lên Ngân hàng Nhà nước có những sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn

3.3.2.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ và hệ thống công nghệ thông tin

- Ngân hàng Nhà nước cần tối ưu hóa công nghệ, đẩy mạnh kết nối giữa hệ thống của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để phục vụ cho công tác giám sát và tuân thủ.

- Công tác vận hành Trung tâm thông tin tín dụng - CIC hiện nay còn nhiều tồn tại như:

+ Khách hàng có dư nợ nhưng chậm trễ hoặc không cung cấp cho CIC;

+ Khách hàng chuyển nhóm nợ xấu (nhóm 3,4 và 5) nhưng vẫn báo cáo lên CIC nhóm nợ 1 và 2;

+ Các khách hàng quốc tế triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam chưa có dữ liệu CIC quốc tế.

Vì vậy, trong thời gian tới CIC cần tăng cường công tác quản lý và liên hệ, hợp tác với các tổ chức thông tin quốc tế.

3.3.2.3 Đưa ra bộ tiêu chí về hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng

Hiện nay, mỗi ngân hàng thương mại đang có một hệ thống xếp hạng riêng, đối với từng loại đối tượng khách hàng mỗi ngân hàng đưa ra các tiêu chí và cách tính điểm khác nhau. Do đó, có tình trạng cùng một khách hàng nhưng khi chấm điểm ở hai ngân hàng khác nhau thì cho ra kết quả trái ngược nhau. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra bộ tiêu chí làm khung hướng dẫn để cho các ngân hàng thương mại để khi triển khai được đánh giá một cách chính xác, đồng bộ và khách quan.

83

3.3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro

Tăng cường nguồn nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh tra tại chỗ, đào tạo kỹ năng phân tích, nhận định, xử lý tốt tình huống trong quá trình thanh tra, không ngừng học hỏi kinh nghiệm thanh tra của các nước trên thế giới để áp dụng vào thực tiễn.

Hiện nay công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu là hoạt động thanh tra tuân thủ. Chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là một bước chuyển đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định trong hoạt động thanh tra, giám sát của thanh tra ngân hàng. Xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro phải phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Quy trình thanh tra giám sát rủi ro có tính rõ ràng, hiệu quả và thông tin được thường xuyên cập nhật, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

3.3.2.5 Tạo thuận lợi trong cơ cấu các tổ chức tín dụng

Trong thời gian qua, việc mua lại và sát nhập các tổ chức tín dụng đã có những kết quả nhất định. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng sát nhập, hợp nhất, mua lại để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém nhằm tăng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng.

84

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, định hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng diễn ra khốc liệt để tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc phát triển và cạnh tranh để giành giật khách hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn và ngày càng gia tăng, trong đó rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro thường xuyên xảy ra và hậu quả do nó mang lại khá phức tạp. Chính vì thế, đề tài luận văn “Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam” được tác giả chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam nói riêng.

Trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động, sử dụng phương pháp nghiên cứu, đánh giá các nội dung trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, luận văn đã hoàn thành được những mục tiêu đề ra:

Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận về rủi ro tín dụng và quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Cuối cùng, trên cơ sở lý thuyết và thực trạng của PVcomBank, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tình hình hoạt động thực tế hiện nay và có thể hỗ trợ cho PVcomBank trong việc củng cố và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng, từ đó nâng cao chất lượng đáp ứng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, hạn chế được tối đa rủi ro có thể xảy ra và đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Diệu (2003), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê

2. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính

3. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng, NXB Lao động xã hội

4. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải

5. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông

6. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng, NXB Thống kê

7. Dương Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn

cầu, NXB Lao động

8. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại, NXB

Thống kê

9. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính

10. Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB Lao động xã hội

11. Anthony Saunders and Marcia Million Cornett (2006), Financial Institutions

Management- A risk Management Approach, McGraw- Hill

12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam(2010), Luật các tổ chức tín dụng

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Văn bản hợp nhất số

01/2014/VBHN-NHNN ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định vè phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy

định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

15.Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, Báo cáo tài chính các năm 2016,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (Trang 90 - 94)