1.3.1.1 Kinh nghiệm từ CitiBank
CitiBank là một bộ phận của Citigroup- một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới. CitiBank đem đến lợi nhuận cao cho hoạt động của Citigroup nhờ những chính sách quản lý rủi ro dựa trên nền tảng quản lý rủi ro của tập đoàn. Với phương châm “toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là quản trị rủi ro” của Chủ tịch tập đoàn Citigroup, CitiBank luôn đặt yếu tố rủi ro lên hàng đầu và thường xuyên củng cố bộ máy quản trị rủi ro trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Trong hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng khung quản trị rủi ro bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro cụ thể, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng tạo nên một mội trường, văn hóa tín dụng hiệu quả.
Cũng như hầu hết các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại, mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn này được triển khai cụ thể hóa thông qua chính sách tín dụng của CitiBank.
Chính sách tín dụng của Citibank bao gồm ba giai đoạn chủ chốt: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:
30
Uỷ ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng.
Uỷ ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị rủi ro.
Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.
Với việc phân công cụ thể hóa trong các khâu của quy trình cũng như thiết lập bộ máy quản trị rủi ro chặt chẽ, CitiBank đã phần nào đạt được mục tiêu hoạt động hiệu quả trên cơ sở giảm thiểu tối đa rủi ro để đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
1.3.1.2 Kinh nghiệm từ tập đoàn ngân hàng ING
Trên thế giới, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại có những đặc điểm cơ bản giống nhau, tuy nhiên đối với từng quốc gia, từng khu vực, dựa trên các yếu tố như trình độ phát triển, tính chất hoạt động, các hình thức sở hữu, quan niệm của lãnh đạo ngân hàng mà hoạt động quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng có những khác biệt trong phướng thức triển khai và hiệu quả áp dụng.
Tập đoàn ING là một tập đoàn lớn hoạt động trên toàn cầu về lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, hiện đang được coi là đơn vị hàng đầu của Châu Âu về hiệu quả quản trị rủi ro nói chung trong đó có quản trị tín dụng. Để hướng tới một hoạt động chuẩn hóa có hiệu quả, ING đã xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trên mọi hoạt động dựa trên nguyên tắc:
- Bộ máy độc lập, quản lý chung
- Rạch ròi về thẩm quyền quyết định tín dụng
- Xây dựng hạn mức tín dụng nội bộ và cho khách hàng - Lượng hóa rủi to tín dụng, chủ động đối phó
31
Bên cạnh đó, với việc đa dạng trong các lĩnh vực hoạt động, mở rộng thị trường phân phối, hệ thống quản trị rủi ro của ING đòi hỏi cần có khác biệt để phù hợp với tính chất của mỗi lĩnh vực, khu vực. Dựa trên nguyên tắc chung, hệ thống quản trị rủi ro của ING được xây dựng thành các bộ quy tắc chuẩn mực cho từng mảng hoạt động và được áp dụng cụ thể đối với từng khu vực, từng chi nhánh nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả và giảm thiểu tối đa rủi ro.