Các giải pháp hoàn thiện mô hình và bộ máy tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (Trang 79 - 80)

Nghiên cứu, chuyển đổi toàn bộ mô hình quản trị rủi ro tín dụng sang mô hình tập trung. Đánh giá lại chất lượng tín dụng thời gian qua đối với khâu thẩm định tín dụng một lớp để có những thay đổi phù hợp. Hiện nay, đối với việc cấp tín dụng đa phần các ngân hàng áp dụng mô hình phê duyệt tập trung và thẩm định hai lớp, lớp thứ nhất qua đơn vị kinh doanh, lớp thứ hai qua bộ phận tái thẩm định độc lập tại hội sở hoặc các khu vực theo phân cấp. Tuy nhiên, tại PVcomBank đối với các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc chi nhánh vẫn đang thực hiện cơ chế thẩm định một lớp, cán bộ tín dụng thực hiện trình cấp tín dụng cũng là cán bộ thẩm định, trưởng/phó phòng kiểm soát và Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Mô hình này có nhiều hạn chế như cán bộ tín dụng cũng là cán bộ thẩm định sẽ không có đánh giá khách quan về khách hàng, cán bộ thực hiện nhiều công việc một lúc nên không có đủ thời gian bám sát tình hình khách hàng, rủi ro đạo đức khi cán bộ thông đồng với khách hàng… dẫn tới có thể xảy ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng trong tương lai. Vì vậy, trong thời gian tới PVcomBank cần đánh giá lại chất lượng tín dụng trên toàn hệ thống đối với các khoản tín dụng này trong thời gian qua để có những thay đổi phù hợp.

Hoàn thiện khung quản trị rủi ro tín dụng hướng tới và phù hợp theo các tiêu chuẩn của ngân hàng quốc tế và đáp ứng các tiêu chí theo Basel II, nhằm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng thích nghi trước những biến động của thị trường tài chính.

Thực hiện phân tách chức năng vùng kinh doanh, phòng, trung tâm khách hàng: Hiện nay các vùng kinh doanh thuộc khối khách hàng doanh nghiệp lớn, trung tâm và phòng kinh doanh thuộc khối doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân thuộc khối khách hàng cá nhân đang phải thực hiện đồng thời ba chức năng là kinh doanh, thẩm định và kiểm soát nên công việc đang có sự chồng chéo, thiếu sự chuyên môn hóa, và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. PVcomBank cần thực hiện công tác chuyển đổi nhằm chuyên môn hóa các khâu trong quy trình để cán bộ quan

71

hệ khách hàng tập trung cho công tác kinh doanh, các cán bộ hỗ trợ tập trung trong công tác thẩm định và kiểm soát để chuyên môn hóa nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Về công tác nhận dạng rủi ro tín dụng. Hiện nay công tác nhận dạng rủi ro tín dụng tại PVcomBank đã được triển khai một cách có hệ thống và đồng bộ thông qua các văn bản, quy trình quy chế cụ thể và được thực thi bởi cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, công tác nhận diện này đang mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng. Việc thành lập bộ phận chuyên trách để nghiên cứu, thu thập thông tin về khách hàng, nhóm khách hàng, lĩnh vực ngành nghề mà khách hàng kinh doanh để từ đó phân tích và đưa ra các dự báo rủi ro về ngành, về khách hàng cụ thể sẽ giúp các đơn vị kinh doanh kịp thời cập nhật tình hình để từ đó có thể đưa ra các giải pháp kinh doanh phù hợp.

Hoàn thiện các quy trình, quy chế, văn bản nghiệp vụ một cách nhất quán, hợp lý: Các quy trình, quy chế và các chính sách nhất quán, đồng bộ sẽ phát huy tối đa hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Để hạn chế rủi ro, PVcomBank cần xây dựng hệ thống đầy đủ và phù hợp cho hành lang pháp lý trong hoạt động tín dụng, cụ thể:

+ Triển khai, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý theo quy định của ngân hàng nhà nước và pháp luật;

+ Ban hành và hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng;

+ Thường xuyên cập nhật và hoàn thiện các quy định để phù hợp với tình hình thực tiễn trên cơ sở hoạt động kinh doanh của khách hàng trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (Trang 79 - 80)