Nghiên cứu và phát triển giống Bạch đàn lai UP ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển gen EcHB1 làm tăng chiều dài sợi gỗ vào bạch đàn lai UP (eucalyptus urophylla x e pellita) thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 28 - 30)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY BẠCH ĐÀN LAI UP

1.2.1.2. Nghiên cứu và phát triển giống Bạch đàn lai UP ở Việt Nam

Bạch đàn đƣợc nhập vào Việt Nam từ những năm 1930, tuy nhiên đến đầu những năm 1960 mới đƣợc phát triển mở rộng và sau đó đƣợc xem là một trong những loài cây chủ lực để phủ xanh đất trống đồi trọc và trồng rừng phân tán. Trong những năm gần đây, việc tạo ra các giống mới bằng cách lai giống trong và khác loài là một hƣớng đi mới có nhiều triển vọng trong nghiên cứu cải thiện giống cây rừng và đã góp phần nâng cao năng suất rừng trồng. Thông qua các chƣơng trình lai giống và chọn giống, đã có nhiều tổ hợp lai trong và khác loài giữa Bạch đàn uro với các loài bạch đàn khác đƣợc đánh giá là những dòng bạch đàn lai có sinh trƣởng tốt, vƣợt trội so với giống đối chứng và giống sản xuất đại trà [32].

Bạch đàn lai UP là giống lai giữa Bạch đàn uro và Bạch đàn pellita (E.

urophylla x E. pellita) đang ngày càng đƣợc ƣa chuộng trong sản xuất. Một số

dòng bạch đàn lai UP (UP54, UP72, UP97, UP99…) do Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp chọn tạo có thể cho năng suất đạt tới 25 - 35 m3/ha/năm trên nhiều dạng lập địa [33]. Sau 5 năm trồng ở vùng đất đồi Yên Thế, Bắc Giang và vùng khô hạn trên đất cát ở Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, rừng trồng bạch đàn lai UP đƣợc công nhận đạt năng suất từ 140 - 150m3/ha, vƣợt trội so với các giống bạch đàn cũ trƣớc đây. Nhiều hộ nông dân ở Bắc Giang và Yên Bái cho biết trồng rừng bằng giống bạch đàn lai mới

có thể thu 150 - 200m3/ha sau 7 tuổi và đem lại thu nhập đến 200 triệu đồng/ha, tính ra lợi nhuận đạt đến 170 triệu đồng/ha sau 7 năm.

Hình 1.3. Bạch đàn lai UP trồng khảo nghiệm tại Yên Bình – Yên Bái

(Nguồn: IFTIB)

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận 5 giống bạch đàn lai UP để phát triển vào sản xuất, đó là UP35, UP54, UP72, UP97 và UP99. Các giống bạch đàn lai mới có đặc tính thân thẳng, cành nhánh nhỏ, ít bị mấu mắt, màu sắc đều đẹp, chịu lực tốt, ít bị cong vênh nên rất đƣợc các cơ sở sản xuất ƣa chuộng để sản xuất ván bóc và đóng đồ mộc. Các dịng bạch đàn lai UP này đƣợc chọn làm vật liệu ban đầu cho công tác chuyển gen với mục tiêu là vừa tận dụng đƣợc ƣu thế lai về sinh trƣởng và vừa có thể nâng cao chất lƣợng gỗ qua chuyển gen. Đến nay, ngoài các phƣơng pháp chọn và nhân giống thông thƣờng (lai giống, khảo nghiệm giống, nuôi cấy in vitro tế bào)

thì vẫn chƣa có một kết quả cơng bố nào về việc chuyển gen vào bạch đàn lai UP để nâng cao chất lƣợng của nguồn giống này.

Theo TS. Hà Huy Thịnh, để tạo ra đƣợc một giống bạch đàn lai mới cần ít nhất 8 - 10 năm nghiên cứu, từ tạo giống, khảo nghiệm giống và nhân giống. Trong số hàng trăm giống lai, sau 8 - 10 năm nghiên cứu có thể chỉ chọn đƣợc một vài giống thực sự tốt để phát triển vào sản xuất. Ngồi ra, có những giống có thể trồng trên diện rộng nhƣng cũng có những giống chỉ phù hợp với một số vùng nhất định, vì vậy cần phải khảo nghiệm trên nhiều vùng thì mới chọn đƣợc giống tốt nhất cho từng vùng [33]. Giống bạch đàn lai phải đƣợc nhân giống vơ tính bằng ni cấy mơ tế bào hoặc giâm hom nhằm giữ nguyên đặc tính ƣu việt của giống. Các quy trình nhân giống mơ hom ở quy mô công nghiệp đã đƣợc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu thành công và chuyển giao cho nhiều cơ sở sản xuất, từ đó đã thúc đẩy cơng tác trồng rừng phát triển mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển gen EcHB1 làm tăng chiều dài sợi gỗ vào bạch đàn lai UP (eucalyptus urophylla x e pellita) thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)