Bạch đàn lai UP trồng khảo nghiệm tại Yên Bình – Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển gen EcHB1 làm tăng chiều dài sợi gỗ vào bạch đàn lai UP (eucalyptus urophylla x e pellita) thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 29 - 31)

(Nguồn: IFTIB)

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận 5 giống bạch đàn lai UP để phát triển vào sản xuất, đó là UP35, UP54, UP72, UP97 và UP99. Các giống bạch đàn lai mới có đặc tính thân thẳng, cành nhánh nhỏ, ít bị mấu mắt, màu sắc đều đẹp, chịu lực tốt, ít bị cong vênh nên rất đƣợc các cơ sở sản xuất ƣa chuộng để sản xuất ván bóc và đóng đồ mộc. Các dịng bạch đàn lai UP này đƣợc chọn làm vật liệu ban đầu cho công tác chuyển gen với mục tiêu là vừa tận dụng đƣợc ƣu thế lai về sinh trƣởng và vừa có thể nâng cao chất lƣợng gỗ qua chuyển gen. Đến nay, ngoài các phƣơng pháp chọn và nhân giống thông thƣờng (lai giống, khảo nghiệm giống, ni cấy in vitro tế bào)

thì vẫn chƣa có một kết quả cơng bố nào về việc chuyển gen vào bạch đàn lai UP để nâng cao chất lƣợng của nguồn giống này.

Theo TS. Hà Huy Thịnh, để tạo ra đƣợc một giống bạch đàn lai mới cần ít nhất 8 - 10 năm nghiên cứu, từ tạo giống, khảo nghiệm giống và nhân giống. Trong số hàng trăm giống lai, sau 8 - 10 năm nghiên cứu có thể chỉ chọn đƣợc một vài giống thực sự tốt để phát triển vào sản xuất. Ngồi ra, có những giống có thể trồng trên diện rộng nhƣng cũng có những giống chỉ phù hợp với một số vùng nhất định, vì vậy cần phải khảo nghiệm trên nhiều vùng thì mới chọn đƣợc giống tốt nhất cho từng vùng [33]. Giống bạch đàn lai phải đƣợc nhân giống vơ tính bằng ni cấy mơ tế bào hoặc giâm hom nhằm giữ ngun đặc tính ƣu việt của giống. Các quy trình nhân giống mơ hom ở quy mô công nghiệp đã đƣợc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu thành công và chuyển giao cho nhiều cơ sở sản xuất, từ đó đã thúc đẩy cơng tác trồng rừng phát triển mạnh mẽ.

1.2.3. Các hƣớng cải thiện giống bạch đàn bằng ứng dụng Công nghệ sinh học nghệ sinh học

Bạch đàn là nhóm lồi cây thân gỗ đƣợc trồng rộng rãi thứ hai trên thế giới. Nó là cây gỗ cứng thƣơng mại quan trọng đối với ngành công nghiệp giấy và gỗ. Do vậy nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ sinh học trong chọn tạo giống bạch đàn hiện nay đang rất đƣợc quan tâm.

1.2.3.1. Nhân giống vơ tính in vitro cây bạch đàn

Tái sinh in vitro cây bạch đàn đã đƣợc nghiên cứu từ những năm 1980 xuất phát từ nhu cầu thực tế là cần nhiều cây giống cho sản xuất. Nguồn nguyên liệu cho nhân giống in vitro chủ yếu đƣợc lấy từ chồi ngọn và chồi

nách (nuôi cấy mơ tế bào thực vật), đã có hàng triệu cây con đƣợc tạo ra theo cách này [34], [35]. Năm 1987, đã có trên 20 lồi bạch đàn đƣợc nhân giống thành công bằng nuôi cấy mơ. Đến năm 1991 nhân giống thành cơng 31 lồi và đến nay thì hầu hết các lồi bạch đàn có thể nhân giống thành cơng in vitro [36], [37]. Diện tích rừng trồng bạch đàn bằng cây ni cấy mô tế bào đã tăng lên nhanh chóng ở nhiều nƣớc nhƣ Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Việt Nam…

Ở nƣớc ta, các dòng Bạch đàn lai UP đã đƣợc bộ môn Công nghệ tế bào thực vật – Viện NC Giống và CNSH Lâm nghiệp nghiên cứu và xây dựng quy trình nhân giống bằng cơng nghệ ni cấy mơ tế bào thực vật. Quy trình này và giống gốc đã đƣợc chuyển giao cho nhiều đơn vị nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp trong nƣớc, các cơ sở này đã nhân giống in vitro cho các dịng Bạch đàn lai UP có năng suất cao với quy mô hàng triệu cây/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển gen EcHB1 làm tăng chiều dài sợi gỗ vào bạch đàn lai UP (eucalyptus urophylla x e pellita) thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 29 - 31)