Nghiên cứu phát triển và sử dụng các chỉ thị phân tử trong chọn tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển gen EcHB1 làm tăng chiều dài sợi gỗ vào bạch đàn lai UP (eucalyptus urophylla x e pellita) thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 33 - 34)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY BẠCH ĐÀN LAI UP

1.2.3.3. Nghiên cứu phát triển và sử dụng các chỉ thị phân tử trong chọn tạo

chọn tạo và lai giống

Khác với phƣơng pháp lai giống, sử dụng chỉ thị phân tử sẽ giúp cho việc lựa chọn các cặp lai thích hợp với các tính trạng lai có định hƣớng và

nhanh chóng chọn đƣợc con lai có tính trạng mong muốn [46], [47]. Vì vậy trong những năm gần đây các nghiên cứu về phát hiện các chỉ thị phân tử liên kết chặt với một số tính trạng quý của bạch đàn đã phát triển nhanh chóng. Marques và cộng sự (1998) đã nghiên cứu tìm thấy 1 QTLs về hiệu suất bột giấy và 21 QTLs về khả năng nhân giống sinh dƣỡng của các giống bạch đàn lai (E. tereticornis x E. globulus). Các nghiên cứu về bạch đàn E. globulus tại Australia đã tìm thấy 5 gen dự tuyển (candidate gene) liên quan đến quá trình sinh tổng hợp lignin [48], 5 QLTs liên quan đến mật độ gỗ, 3 QLTs về hiệu suất bột giấy, 3 QLTs về chiều dài sợi gỗ [49]. Thumman và cộng sự (2005) đã xác định đƣợc mối tƣơng quan giữa mức độ đa hình của gen mã hóa cho enzyme Cinnamoyl CoA redutase (CCR) - một trong những gen chính liên quan đến quá trình sinh tổng hợp lignin của bạch đàn E. nitens x E. globulus

AFLP [50], [51]. Việc phát hiện ra các chỉ thị phân tử này giúp chọn lọc giống bạch đàn mới với những tính trạng mong muốn.

Tại Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về sử dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống bạch đàn urophylla [52], bạch đàn lai [53], bạch đàn trắng [54] cho kết quả tốt. Qua nghiên cứu, các tác giả đã chọn lọc đƣợc 20 chỉ thị SSR liên quan đến các tính trạng sinh trƣởng ở Bạch đàn lai và 2 chỉ thị tƣơng quan đến tính kháng bệnh trên lá của Bạch đàn caman. Các đề tài đã chọn lọc đƣợc 10 dòng bạch đàn lai sinh trƣởng nhanh, 3 dòng bạch đàn trắng kháng bệnh đốm lá, trong đó dịng bạch đàn lai CU98 và CU82 đã đƣợc công nhận là giống cây trồng lâm nghiệp mới cho phép phổ biến ra sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuyển gen EcHB1 làm tăng chiều dài sợi gỗ vào bạch đàn lai UP (eucalyptus urophylla x e pellita) thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)