Phương pháp giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 28 - 30)

Căn cứ Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, các Đồn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội cũng chủ động xây dựng chương trình giám sát của mình với nhiều phương pháp giám sát khác nhau:

(i) Về giám sát chuyên đề theo chương trình của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và theo chương trình giám sát của Đồn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội. Theo chương trình của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hầu hết các địa phương đã tổ chức giám sát chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm theo đúng kế hoạch đã đề ra; đồng thời, phân cơng đại biểu Quốc hội trong Đồn tham gia các Đoàn giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội khi tiến hành giám sát tại địa phương, cơ sở.

Trong phạm vi địa phương, hoạt động giám sát của các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tiếp tục được đổi mới, cải tiến, tập trung vào những vấn đề bức xúc, nổi lên có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội, được cử tri quan tâm. Cơng tác phối hợp của Đồn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh trong các hoạt động giám sát, khảo sát được tăng cường; bảo đảm không trùng nội dung, đối tượng, thời gian giám sát, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị, địa phương thuộc đối tượng giám sát. Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các sở, ngành đã cử thành viên tham gia Đoàn giám sát, khảo sát theo đề nghị của Đoàn Đại biểu Quốc

hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát. Với phương pháp làm việc dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, tích cực, thu thập các nguồn thơng tin từ nhiều chiều, nhận thức của các cơ quan, đơn vị và địa phương về hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội được nâng lên. Các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát đã thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch và các yêu cầu cũng như tiếp thu đầy đủ ý kiến, kiến nghị qua cơng tác giám sát của Đồn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội. Từ đó, các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội có điều kiện tổng hợp đưa ra những ý kiến góp ý quan trọng tại nghị trường Quốc hội vừa có tính lý luận,vừa có tính thực tiễn cao.

(ii) Về các hoạt động giám sát khác: Đoàn đại biểu Quốc hội cũng tích cực tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương ; xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo sát một số ý kiến, kiến nghị của cử tri và một số vụ việc khiếu nại, tố cáo theo đơn thư của công dân. Công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, góp phần tích cực vào kết quả giải quyết các vụ việc, giữ vững sự ổn định tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn, nâng cao vị trí, vai trị của Đồn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tại địa phương . Trong đó phải kể đến việc sử dụng hệ thống phần mềm số giúp Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh cập nhật, tổng hợp kịp thời quá trình xử lý đơn, thư của các cơ quan có thẩm quyền, kể cả các đơn, thư mà Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh chưa nhận được .

Bên cạnh việc tích cực tham gia các hoạt động giám sát chung của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, từng cá nhân Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội đã phát huy tốt vai trị của mình trong hoạt động tiếp xúc cử tri, nắm bắt thơng tin, tích cực theo dõi, giám sát việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri; đặc biệt đầu tư nghiên cứu tài liệu liên quan đến nội dung chất vấn, dành thời gian lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhiều chiều từ cử tri, có xem xét thực tế chất vấn có chiều sâu, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát của Đoàn

Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội …Cá biệt có Đại biểu Quốc hội chun trách của tỉnh cịn giám sát theo định kỳ hàng tháng các vụ việc do Tổ tư vấn tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh .

Mặc dù các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết kiến nghị của công dân đạt được kết quả nhất định, nhưng so với yêu cầu, vẫn còn những hạn chế do pháp luật chưa quy định thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục, phạm vi giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền của các cơ quan ở địa phương. Đây là vấn đề mà đại biểu và cử tri rất quan tâm. Bên cạnh đó, việc đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát cịn hạn chế; chưa có kinh nghiệm ở một số lĩnh vực giám sát, nhất là giám sát văn bản quy phạm pháp luật địi hỏi Đại biểu Quốc hội, Đồn Đại biểu Quốc hội phải có kiến thức khá tồn diện về pháp luật và nhiều lĩnh vực mà văn bản pháp luật đó điều chỉnh; việc tập hợp tài liệu, thông tin để cung cấp cho Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội chưa thật đầy đủ...

(iii) Về các kiến nghị giám sát: hầu hết các Đồn Đại biểu Quốc hội đều có tổng hợp các kiến nghị sau mỗi nội dung giám sát để kịp thời chuyển những kiến nghị, các vấn đề còn bất cập, tồn tại trong cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền để tiếp thu, sửa đổi, bổ sung, góp phần hồn thiện cơ sở pháp lý, điều chỉnh chính sách cho phù hợp; đồng thời, cũng đã thực hiện việc tiếp tục giám sát thường xuyên, nắm chắc tình hình thực hiện các kiến nghị sau giám sát, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của từng cuộc giám sát.

1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)