Lập đoàn giám sát và triển khai hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 53 - 54)

- Còn hạn chế trong việc phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi ban hành kế hoạch giám sát trong năm, bảo đảm không lựa chọn

2.5.2. Lập đoàn giám sát và triển khai hoạt động giám sát

Thực tiễn mặc dù vậy, việc thành lập Đoàn giám sát vẫn tồn tại một số khó khăn, hạn chế do số lượng Đại biểu Quốc hội trong một Đồn khơng nhiều, Đại biểu Quốc hội còn hoạt động kiêm nhiệm tại trung ương ; cơ cấu đại biểu Quốc hội trong Đoàn Đại biểu Quốc hội chưa bao quát hết các lĩnh vực của đời sống xã hội nên một số chuyên đề tiến hành giám sát chưa sâu, chưa đạt yêu cầu; việc huy động chuyên gia, cơ quan chuyên môn nghiệp vụ có liên quan để giúp đồn giám sát xem xét, đánh giá vấn đề giám sát còn hạn chế; việc cung cấp số liệu trong báo cáo của một số cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát đôi lúc không sát với thực tế, dẫn đến công tác đánh giá gặp nhiều trở ngại; việc đầu tư nghiên cứu tài liệu và tham gia, cho ý kiến của một số vị Đại biểu Quốc hội, Đồn Đại biểu Quốc hội có lúc, có thời điểm cịn hạn chế, nên ảnh hưởng nhất định đến tiến độ, chất lượng giám sát...

- Lập đồn giám sát cịn chậm đổi mới theo hướng chú trọng chất lượng chun mơn thành viên Đồn giám sát; phân cơng trách nhiệm cụ thể đối với từng thành viên của Đoàn giám sát; cách thức tiến hành giám sát khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, khơng dàn trải; triển khai ngay các hoạt động giám sát sau khi được thành lập; tăng cường cung cấp thông tin nhiều chiều, khách quan đến Đồn giám sát; tăng cường vai trị, hoạt động hỗ trợ cũng như nâng cao chất lượng tham mưu của Tổ giúp việc, nhất là trong việc tiến hành khảo sát trước, chuẩn bị thơng tin giúp Đồn giám sát có đủ cơ sở tiến hành giám sát. Nghiên cứu đổi mới cách thức xây dựng báo cáo kết quả giám sát theo hướng từng bước báo cáo tại phiên họp bằng hình ảnh kèm các số liệu minh họa; nâng cao chất lượng, tính khả thi của nghị quyết sau giám sát; tổ chức theo dõi, giám sát thường xuyên việc thực hiện các nghị quyết đã ban hành, gắn với chế tài, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chịu sự giám sát trong q trình thực hiện, góp phần nâng cao giá trị pháp lý của nghị quyết giám sát. Tại kỳ họp Quốc hội, đề nghị nghiên cứu tăng thời gian để có nhiều ý kiến đại biểu Quốc

hội góp ý, đánh giá, tranh luận, phản biện, góp phần làm rõ “vấn đề” được giám sát.

Chưa tiến hành nghiên cứu sâu sắc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát chuyên đề hợp lý, tránh tập trung vào thời gian đầu năm; việc yêu cầu các Đoàn Đại biểu Quốc hội giám sát tại địa phương theo chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần được phân loại sao cho phù hợp với thực tiễn từng địa phương (không nhất thiết tất cả các tỉnh, thành đều phải tổ chức giám sát).

- Việc tăng cường vai trò điều hòa, phối hợp trong hoạt động giám sát, tránh chồng chéo, lãng phí chưa tốt; bảo đảm không tập trung nhiều nội dung giám sát về một cơ quan của Quốc hội; chưa toàn diện nghiên cứu phân biệt rõ giữa hoạt động giám sát và khảo sát nhằm tạo sự chủ động, thuận tiện trong công tác phối hợp với các địa phương, bảo đảm nguyên tắc điều hòa theo quy định.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa có quy định chi tiết hơn hướng dẫn Đoàn Đại biểu Quốc hội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh trong việc phối hợp tổ chức hoạt động giám sát, khảo sát, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)