- Còn hạn chế trong việc phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi ban hành kế hoạch giám sát trong năm, bảo đảm không lựa chọn
3.2.3. Đổi mới, xây dựng kế hoạch hoạt động giám sát, đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động giám sát
Để hoạt động giám sát có hiệu quả cao, cần tiếp tục đổi mới công tác xây dựng kế hoạch, giám sát; đổi mới hình thức, phương pháp giám sát. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu của Quốc hội, của cử tri, tình hình thực tiễn địa phương chủ động xây dựng kế hoạch giám sát phù hợp, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm.
Tiếp tục nghiên cứu cải tiến, đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động giám sát, tổ chức giám sát, cụ thể trong việc lựa chọn nội dung chuyên đề, xây dựng chương trình giám sát, phân cơng các đại biểu nghiên cứu, chuẩn bị sâu kỹ đối với nội dung giám sát,...
Đổi mới, xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động giám sát gắn với đổi mới hình thức, phương pháp hoạt động giám sát. Phải xác định mục tiêu, nội dung giám sát phù hợp, sát với thực tiễn và đảm bảo được nguồn lực để giải quyết; thực tốt việc tập hợp thông tin, nghiên cứu pháp luật có liên quan để có cơ sở đối chứng, phản biện, tìm ra nguyên nhân, kiến nghị tháo gỡ, giải quyết.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Đại biểu Quốc hội xây dựng kế hoạch, đề cương giám sát, yêu cầu đối tượng chịu sự giám sát phải chuẩn bị và báo cáo về các nội dung yêu cầu. Báo cáo phải rõ ràng, trọng tâm, minh bạch công bố công khai về nội dung và số liệu báo cáo chính xác, kịp thời cho các đại biểu.
Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Đại biểu Quốc hội cần đánh giá toàn diện về vấn đề được giám sát; kết luận giám sát phản ánh cụ thể nhũng ưu điểm, khuyết điểm, những hạn chế, bất cập, kiến nghị, đề xuất và thời gian yêu cầu khắc phục, giải quyết để làm cơ sở tái giám sát làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các đối tượng được phân công phụ trách nhằm sớm giải quyết các vấn đề kịp thời, hiệu quả.