Sự phối hợp của cơ quan, đơn vị trong thực hiện giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 33 - 36)

Trong hoạt động giám sát, ngay sau khi được thành lập, Đoàn giám sát đã ban hành kế hoạch chi tiết để cụ thể hóa các hoạt động của Đồn, giúp định hình hoạt động của Đồn trong cả quá trình giám sát, chủ động tổ chức thực hiện, tránh bị động, chồng chéo, mang lại hiệu quả thiết thực Các thành viên Đoàn giám sát, đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát và đại diện các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn. Trường hợp các thành viên vắng mặt vì lý do khách quan đều được báo cáo Trưởng Đoàn giám sát. Các đề cương yêu cầu cơ quan chịu sự giám sát báo cáo được xây dựng khoa học, có chiều sâu, gắn với nội dung của chuyên đề giám sát; các cơ quan chịu sự giám sát đã phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát. Qua đó, giúp việc xây dựng các báo cáo kết quả giám sát được công phu, đánh giá sát thực các vấn đề đặt ra; việc nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết các kiến nghị sau giám sát được kịp thời. Tại các phiên giám sát của Quốc hội, việc trình chiếu hình ảnh qua video clip kết hợp với báo cáo của Đoàn giám sát là một cách làm mới, tạo hiệu ứng tích cực, được các đại biểu đánh giá cao. Công tác tham mưu, đảm bảo hoạt động của Đồn giám sát ln

được đổi mới, cải tiến và dần đi vào nề nếp, tạo sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức thực hiện. Việc thành lập các Tổ giúp việc Đoàn giám sát đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp cho việc phối hợp tham mưu giữa công tác chuyên môn và tổ chức phục vụ được chặt chẽ, thống nhất; việc thành lập các Tổ khảo sát để tiến hành khảo sát trước khi tiến hành giám sát tại các địa phương cũng đã được một số Đoàn giám sát triển khai thực hiện; qua đó đã tham mưu kịp thời về các nội dung làm việc quan trọng, các địa điểm phù hợp mà Đoàn giám sát cần tập trung giám sát .

Nhờ có sự đổi mới trong việc tổ chức hoạt động của các Đoàn giám sát đã tạo sự chủ động, linh hoạt cho Đoàn; các thành viên đoàn chủ động tham dự đơng đủ, có nhiều thời gian nghiên cứu và giám sát chuyên sâu tại cơ sở, địa phương; bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Qua hoạt động giám sát, đã có nhiều kiến nghị cụ thể gửi đến các cơ quan chức năng để có giải pháp điều chỉnh chính sách phù hợp, giải quyết những bức xúc, mang lại lợi ích cho người dân và các đối tượng thụ hưởng. Sau giám sát, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết về kết quả giám sát, làm căn cứ quan trọng giúp Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan tư pháp và các cơ quan liên quan có những điều chỉnh phù hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành, khắc phục những hạn chế, bất cập, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đồng thời, giúp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có điều kiện đánh giá, kiểm nghiệm, bổ sung, hồn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, góp phần thực hiện tốt hơn chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng đối với lĩnh vực được giám sát.

Tuy vậy, hoạt động giám sát chủ yếu vẫn dựa trên việc xem xét báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát, thông tin từ các chuyên gia, các cơ quan nghiên cứu, hoạt động độc lập còn chưa nhiều; việc cung cấp thông tin của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn cịn chậm hoặc thơng tin chưa được sử dụng hiệu quả. Một số cơ quan chịu sự giám sát chưa thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Đoàn giám sát, việc gửi báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát còn chưa đúng thời hạn, chất lượng một số báo cáo còn chưa đạt yêu cầu. Chế độ

chi tài chính cho hoạt động giám sát chun đề cịn bất cập, hạn chế như: chế độ chi bồi dưỡng cho chuyên gia còn thấp, nhiều khoản mục chi của Đồn chưa có trong quy định, một số định mức chi chưa phù hợp với thực tế.

Giám sát là chức năng cơ bản của Quốc hội. Trong số các chủ thể giám sát có đại biểu Quốc hội, Đồn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội có vai trị rất quan trọng, đảm bảo cho thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, góp phần thực hiện dân chủ, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Vai trò, quyền hạn, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát được pháp luật quy định, được thể hiện trong thực tiễn, ngày càng được nâng cao, hoàn thiện, đáp ứng vị thế người đại biểu đại diện của Nhân dân.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)