Các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 31 - 33)

Các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giám sát bao gồm các yếu tố tổ chức bộ máy cơ quan dân cử và các thiết chế cơng quyền khác có liên quan đến thực

hiện việc giám sát theo thẩm quyền của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và ý thức pháp luật

Xuất phát từ bản chất của của Nhà nước ta là nhà nước "của dân, do dân và vì dân", nhân dân làm chủ, tham gia quản lý Nhà nước thông qua việc bầu ra các đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước đó là Hội đồng nhân dân tỉnh ở địa phương. Tất cả đại biểu dân cử ở tỉnh (Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội,...) đều phải có trách nhiệm tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của người dân, của cử tri đóng góp, đồng thời chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân thông qua việc phải báo cáo thường xuyên chương trình, nội dung và hiệu quả hoạt động cơng tác.

Đối với Đồn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, thông qua thực hiện việc giám sát theo thẩm quyền các ý kiến, kiến nghị của cử tri, của nhân dân được Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội thu thập, chuyển tải tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan này phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết. Đồng thời, thông qua hoạt động thực hiện việc giám sát theo thẩm quyền, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội cung cấp thông tin cần thiết về các mặt chính trị, thời sự, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế cho cử tri; kết hợp tuyên truyền chủ trương, đường lối, pháp luật và chính sách phát triển kinh tế xã hội, an sinh xã hội, quốc phịng - an ninh. Chính vì vậy, thực hiện việc giám sát theo thẩm quyền là một trong những nhiệm vụ thường xuyên quan trọng trong hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, thực hiện càng tốt việc này càng góp phần mở rộng và phát huy dân chủ ở cơ sở. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có việc củng cố và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân địa phương, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương là những cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị tại địa phương hỗ trợ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong công tác giám sát.

Khả năng áp dụng các phương tiện hiện đại Quốc hội đang hướng đến một Quốc hội thông minh của thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thời kỳ số hố. Các đại biểu Quốc hội muốn hoạt động có hiệu quả, phát huy được vai trị nói chung và hoạt động chất vấn nói riêng cần có kỹ năng, tri thức và cần cả khả năng sử dụng các phương tiện hiện đại. Gần đây Quốc hội nước ta đã đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin, hạn chế sử dụng văn bản giấy mà tăng cường văn bản điện tử trong các dự luật. Các đại biểu Quốc hội ngày càng quen hơn với việc sử dụng các phương tiện hiện đại, thay đổi cách tư duy, cách sử dụng các văn bản truyền thống mà chuyển sang văn bản điện tử và số hoá. Điều này sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của hoạt động chất vấn đồng thời nâng cao hiệu quả của việc kiểm sốt quyền lực thơng qua hoạt động nói chung của các đại biểu Quốc hội nói chung và hoạt động chất vấn nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)