Thực trạng triển khai và thực hiện hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 40 - 47)

biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa

2.3.1. Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội:

Đại biểu Quốc hội và Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tham gia thực hiện việc với nhiều chương trình nghị sự cùng Quốc hội thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội hằng năm cùng vớiỦy ban thường vụ Quốc hội.

Năm 2017, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã triển khai các hoạt động giám sát:

+ Giám sát “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.

+ Giám sát về tình hình thực hiện Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật bình đẳng giới và Luật phịng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh từ khi Luật có hiệu lực đến tháng 3/2017.

+ Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 – 2014”.

Phối hợp với các Đoàn giám sát, khảo sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh

+ Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh giám sát về tình hình thực hiện chính sách pháp luật đối với 9 chuyên đề, như: Tình hình thực hiện cơng tác giải quyết việc làm; thực hiện chính sách pháp luật về quản lý đất đai; cơ chế đầu tư hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ sản xuất giai đoạn 2012 - 2017; tình hình thực hiện Luật tiếp công dân; v.v.

+ Phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội giám sát, khảo sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật trên địa bàn tỉnh về: Việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức các cơ quan điều tra hình sự, Viện kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân; tình hình hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2018, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tiến hành các nội dung giám sát, khảo sát:

+ Giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.

+ Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2015 - 2020”.

- Phối hợp với các Đoàn giám sát, khảo sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh

+ Tham gia Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát “Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO)” trên địa bàn tỉnh.

+ Tham gia giám sát về công tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đường sắt.

+ Tham gia giám sát dự án đường cao tốc Cam Lộ-Túy Loan…. + Giám sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

+ Phối hợp với các Đoàn giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố tổ chức: giám sát giải phóng mặt bằng dự án mở rộng quốc lộ 1A; dự án xây dựng khác.

Năm 2019, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá tiến hành các nội

dung giám sát, khảo sát:

+ Giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về ngân sách nhà nước” trên địa bàn tỉnh Thanh Hố.

+ Giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.

+ Giám sát “Việc Thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược tỉnh Thanh Hóa”.

- Phối hợp với các Đồn giám sát, khảo sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh

+ Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014”.

+ Giám sát chung “Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019 - 2020”.

+ Giám sát “Tình hình thực hiện nhiệm vụ và ngân sách cho KH&CN giai đoạn 2015 – 2020”.

Đã tích cực, chủ động, chỉ đạo sát sao việc tổ chức thực hiện chương trình hoạt động giám sát; thực hiện việc điều hịa, phối hợp khá hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội. Về cơ bản, nội dung chương trình giám sát của Đồn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa được xây dựng sát với tình hình thực tế, tập trung vào những vấn đề bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh Thanh Hóa, gắn với việc triển khai thực hiện Hiến pháp mới; Ủy ban thường vụ Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì tổ chức thực hiện, hoàn thành các nội

dung theo chương trình đề ra và đảm bảo tiến độ, chất lượng, được đại biểu Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa và cử tri ghi nhận.

2.3.2. Thực hiện hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại

biểu Quốc hội tỉnh về giám sát chuyên đề:

Bên cạnh việc tổ chức triển khai và chuẩn bị để Quốc hội giám sát tối cao trong hai năm 2019 – 2020, để tổ chức giám sát các chuyên đề của Quốc hội và của Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tham gia 4 đồn giám sát, tổ chức 22 đồn cơng tác đi giám sát tại địa phương, cơ sở, tổ chức 29 cuộc làm việc với bộ, ngành, cơ quan hữu quan, tổ chức 03 cuộc giải trình, hội thảo, tọa đàm để tham gia ý kiến về báo cáo kết quả giám sát.

Trên cơ sở đó, Đồn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã thảo luận, tham gia ý kiến và hoàn thành các báo cáo kết quả giám sát hàm chứa nhiều thông tin quan trọng, giúp đại biểu Quốc hội quyết định các vấn đề liên quan được chính xác hơn, ban hành những nghị quyết có giá trị thực tiễn cao.

Kết quả giám sát hai chuyên đề của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa nêu trên đã giúp đại biểu Quốc hội thấy được bức tranh tổng thể về kết quả quá trình hội nhập, đặc biệt là việc chuẩn bị các điều kiện trong nước để thích ứng với q trình hội nhập; những thơng tin này càng có ích khi Việt Nam vừa mới ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược toàn diện xuyên Thái bình dương (CPTPP). Bên cạnh đó, việc giám sát những vấn đề liên quan giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phịng có ý nghĩa rất thiết thực trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng với thế giới và tình hình chính trị trong khu vực và thế giới ngày càng phức tạp. Qua giám sát chuyên đề, đã xem xét, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, pháp luật, những yếu kém trong quản lý, điều hành lĩnh vực có liên quan; thơng qua việc ban hành các nghị quyết giám sát, đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị xác đáng, góp phần tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật, tăng cường trách nhiệm của cơ quan chịu sự giám sát. Trong tổ

chức thực hiện loại hình giám sát này, cũng gặp phải những bất cập như đối với các đoàn giám sát thực hiện các chuyên đề.

Tuy nhiên, việc hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu

Quốc hội tỉnh Thanh Hóa trên thực tế vẫn còn dựa nhiều vào báo cáo của các cơ quan chịu sự hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (thời gian đi thực tế và trao đổi với các cơ quan chịu sự hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa chưa nhiều) dẫn đến có đánh giá phụ thuộc vào chất lượng báo cáo, có đánh giá thiếu tính khách quan, tính tồn diện và tính thực tiễn. Một số nội dung hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa chưa sâu, thiếu thơng tin nên nội dung kiến nghị có phần vẫn chung chung, việc gửi tài liệu báo cáo đoàn hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đơi khi cịn chậm, cá biệt có trường hợp chỉ gửi trực tiếp tại cuộc làm việc hoặc chỉ gửi dự thảo báo cáo, nội dung báo cáo còn sơ sài, ít số liệu minh chứng nên báo cáo của Đoàn hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa có nội dung phản ánh chưa hết. Thành phần tham gia tại một số Đoàn hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đơi khi còn chưa bảo đảm để đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động (Đoàn hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa thường được tổ chức gọn nhẹ, có khi chỉ 3 - 4 đại biểu) nên gây áp lực về mặt thời gian và khối lượng cơng việc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do trong cơ cấu có đến 50% là đại biểu Trung ương, chưa nắm rõ, nắm chắc, nắm sâu các vấn đề phát sinh tại địa phương mình ứng cử nên khơng lắng nghe được hết tâm tư, nguyện vọng không giải quyết được thấu đáo, tận gốc rễ những kiến nghị, đề xuất của cử tri và Nhân dân. Đơi khi, Đồn ĐBQH chỉ dựa vào báo cáo của chính quyền địa phương để xử lý vấn đề người dân kiến nghị, đề xuất, có ý kiến.

2.3.3. Thực hiện hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn:

Hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã cùng tham gia chất vấn và trả lời chất vấn đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,....Phiên chất vấn được truyền hình, phát thanh trực tiếp và truyền trực tuyến; trở thành hoạt động định kỳ, được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm. Hoạt động chất vấn diễn ra trong khơng khí dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm; nội dung tập trung vào những vấn đề bức xúc, từ thực tiễn cuộc sống và công tác quản lý, điều hành của các bộ, ngành…

Trong năm 2019 – 2020, Đoàn đã tập trung chất vấn vào những vấn đề như:

+ Giám sát “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật” trên địa bàn tỉnh.

+ Giám sát “Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” trên địa bàn tỉnh. + Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược” trên địa bàn tỉnh.

Cùng với hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, hoạt động chất vấn tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; những kết luận sau chất vấn đối với từng lĩnh vực là cơ sở quan trọng để điều chỉnh, khắc phục những bất cập, hạn chế trong chính sách pháp luật và tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý điều hành của các cơ quan, lĩnh vực liên quan.

2.3.4.Thực hiện hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về hoạt động thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết kiến nghị của cử tri:

Trên cơ sở xem xét đề nghị của các cơ quan và tình hình thực tế, hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã tổ

chức giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri qua các kỳ họp Quốc hội khóa XIV và giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội và xem xét kết quả giám sát từng tháng.

Đồng thời, Hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cùng với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiến hành giám sát việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo thuộc các lĩnh vực do Hội đồng, Ủy ban phụ trách. Chỉ đạo tổ chức công tác tiếp nhận, nghiên cứu, phân loại, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến các cơ quan của Quốc hội và đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Phối hợp với Ban dân nguyện tích cực triển khai việc tiếp nhận, phân loại, xử lý, theo dõi, đôn đốc về khiếu nại, tố cáo; trực tiếp tổ chức giám sát đối với một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, kiến nghị việc giải quyết, qua đó góp phần thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương liên quan trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ; tổ chức giám sát Việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; chuẩn bị tốt báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân trình Quốc hội tại kỳ họp... Tuy nhiên, do điều kiện khối lượng công việc thuộc lĩnh vực phụ trách rất lớn, hoạt động này vẫn chưa được các cơ quan hữu quan quan tâm đúng mức, chưa dành đủ nguồn lực để thực hiện, nên hiệu quả cơng tác cịn chưa cao, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cùng với Ban dân nguyện chủ trì đơn đốc các bộ, ngành thực hiện việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri; giúp tổ chức giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, tập trung sâu vào những nội dung kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp và một số lĩnh vực có nhiều kiến nghị nổi lên như: Việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đối với kiến nghị của cử tri khóa XIV; Việc giải quyết khó khăn cho người dân về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở đô thị.

Việc thực hiện kiến nghị của Hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa về giải quyết kiến nghị cử tri tại các kỳ họp trước, như: về giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của ngư dân; của người dân tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất xây dựng các cơng trình thủy điện. Đã tổ chức các cuộc giám sát tại địa phương; làm việc với Văn phịng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài ngun và Mơi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phịng, Bộ Tài chính, Bộ Cơng thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao… Qua giám sát, đã phát hiện những hạn chế, bất cập và yêu cầu các cơ quan liên quan giải trình cụ thể, từ đó thấy được rõ hơn sự việc, kiến nghị những giải pháp xác đáng để khắc phục, giải quyết, được cử tri đồng tình, hoan nghênh ; hồn thiện báo cáo trình Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)