Thực trạng công tác phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 47 - 51)

quan hữu quan

2.4.1.Phối hợp giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật: Để đẩy mạnh hoạt động này và giúp việc tổng kết nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng nhân dân vào cuối năm 2020 đạt hiệu quả hơn, trong năm, Đoàn đã phối hợp với Ban công tác đại biểu đã giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát về việc tổ chức giám sát đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như năm 2018, 2019, và 2020.

Qua giám sát cho thấy, về cơ bản, Hội đồng nhân dân các cấp đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố được củng cố kiện toàn theo hướng coi trọng tiêu chuẩn đại biểu, đảm bảo cơ cấu thành phần, nâng cao chất lượng, tăng tỉ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách. Các hoạt động như tổ chức kỳ họp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân được cải tiến, đổi mới cả về nội dung hình thức; một số địa phương đã chủ động, sáng tạo thí điểm áp dụng mơ hình hoạt động phù hợp với tình hình thực tế bước đầu có kết quả... Những hoạt động đó khẳng định rõ hơn vị trí của Hội

đồng nhân dân, với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Qua giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân cũng cho thấy những mặt còn hạn chế, bất cập, cần được hoàn thiện hơn về thể chế để đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

2.4.2. Cơng tác điều hịa, phối hợp hoạt động giám sát: Đây là hoạt động đã được Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa quan tâm chỉ đạo, sớm tổ chức phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với các cơ quan hữu quan qua các cuộc họp với các cơ quan của Quốc hội để thống nhất chương trình, điều hịa kế hoạch, phối hợp hoạt động của các cơ quan, kịp thời thông báo lịch giám sát đến các cơ quan, địa phương ngay từ đầu năm để nâng cao tính chủ động, hiệu quả trong công tác phối hợp tổ chức thực hiện.

Theo đó, đa số các cơ quan đã tổ chức các đồn cơng tác đúng kế hoạch theo sự điều hòa chung của Ủy ban thường vụ Quốc hội; một số cơ quan có phát sinh hoặc thay đổi lịch đoàn đến địa phương nhưng đã căn cứ vào kế hoạch để bố trí đồn một cách hợp lý, chuyển dự kiến đến Văn phòng Quốc hội để tham mưu điều chỉnh theo sự chỉ đạo điều hòa chung. Về tổng thể, đã có sự tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện sự điều hòa của Ủy ban thường vụ Quốc hội, giảm thiểu sự trùng lặp hoạt động của các cơ quan tại địa phương. Tuy nhiên, vẫn có cơ quan thực hiện chưa nghiêm theo sự điều hịa do thực tế khách quan, ngồi hoạt động giám sát, các cơ quan cịn có nhiều hoạt động khác như khảo sát, tổ chức hội nghị, hội thảo nên việc điều hòa các hoạt động này còn chưa có điều kiện thực hiện một cách hiệu quả. Do vậy, trong thời gian tới cần có quy định riêng về hoạt động của các đồn cơng tác tại địa phương cho phù hợp hơn thì hoạt động điều hịa, phối hợp hoạt động giám sát mới phát huy được hiệu quả đích thực.

Trong năm 2019 – 2020, Tại kỳ họp, các Đại biểu Quốc hội trong Đoàn

đã tích cực nghiên cứu tài liệu, tham gia phát biểu ý kiến sôi nổi, nội dung ý kiến phát biểu, thảo luận đều được các cơ quan tiếp thu để nghiên cứu, xem xét. Đồng thời, phản ánh những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà cử tri trong tỉnh có nhiều ý kiến, kiến nghị thông qua thực tế công tác của các đại biểu và qua hoạt

động tiếp xúc cử tri, giám sát và tiếp cơng dân của Đồn Đại biểu Quốc hội. Nhằm nâng cao chất lượng của công tác xây dựng Luật cũng như xem xét các vấn đề quan trọng của đất nước, ngay sau khi có dự kiến chương trình kỳ họp, Lãnh đạo Đồn đã căn cứ vào năng lực, sở trường của từng Đại biểu Quốc hội và có sự phân cơng trong việc chịu trách nhiệm nghiên cứu để có ý kiến đóng góp vào các các dự án luật, về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, cụ thể: Đồn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã có 18 lượt ý kiến phát biểu tại hội trường; 04 lượt đại biểu đăng ký phát biểu nhưng chưa được phát biểu do không đủ thời gian (đại biểu đã gửi nội dung cho Tổng thư ký Quốc hội để tổng hợp); 04 lượt đại biểu tham gia tranh luận tại hội trường; 08 ý kiến chất vấn các Bộ trưởng và thành viên Chính phủ, 30 lượt ý kiến phát biểu trong 06 buổi thảo luận tổ.

Tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIV, Đồn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa có 14 lượt ý kiến phát biểu tại hội trường, có 03 lượt đại biểu đăng ký phát biểu nhưng không đủ thời gian phát biểu tại hội trường, đã gửi ý kiến cho đoàn thư ký kỳ họp; 31 lượt ý kiến phát biểu tại các buổi thảo luận tổ và 6 ý kiến chất vấn, 2 ý kiến tranh luận và 01 đại biểu đăng ký chất vấn nhưng không đủ thời gian phải gửi bằng văn bản để chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tịa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

2.4.3. Phối hợp giám sát hoạt động khác:

Bên cạnh các hoạt động nêu trên, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã dành thời gian tiến hành thẩm tra các báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát có liên quan trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, với khối lượng công việc khá lớn, đảm bảo chất lượng, giúp Đoàn thư ký kỳ họp xây dựng báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra đảm bảo chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực được quan tâm ;

Căn cứ vào lĩnh vực được giao, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tiến hành các hoạt động giám sát thường xuyên của mình, như xem xét các báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã

hội, ngân sách nhà nước, báo cáo công tác của các cơ quan, hoạt động của các bộ, ngành; thẩm tra các dự án, đề án có liên quan khác thuộc lĩnh vực do Hội đồng, Ủy ban phụ trách; từ đó, hồn thiện những báo cáo thẩm tra đạt chất lượng cao, giúp đại biểu Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đảm bảo chất lượng.

Mặc dù điều kiện nguồn lực cịn hạn chế, Đồn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cũng đã dành thời gian và chú trọng hơn đến giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Đoàn Đại biểu Quốc hội thuộc lĩnh vực phụ trách; cùng một số cơ quan đã ban hành kế hoạch riêng về giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tiến hành cụ thể về nội dung này . Bên cạnh đó, cơng tác tiếp nhận, xử lý, đơn đốc, giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri cũng được Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa quan tâm và tiến hành thường xuyên hơn.

Ví dụ, Năm 2020, ĐBQH, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ

chức hoạt động giám sát, khảo sát:

- Căn cứ Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội năm 2019 phân công đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia Đoàn giám sát. Tổ chức thực hiện Nghị quyết về chương trình giám sát, khảo sát của Đoàn năm 2019, xây dựng kế hoạch giám sát từng chuyên đề một cách hợp lý, hiệu quả, phù hợp với thực tế hoạt động của Đồn và tình hình của địa phương.

- Tăng cường sự phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các cơ quan, đơn vị hữu quan để tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát của Đoàn.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế tư vấn của các chuyên gia, các tổ chức, đơn vị chuyên ngành cho ĐBQH và Đoàn ĐBQH trong hoạt động giám sát.

- Tăng cường hoạt động giám sát của cá nhân từng ĐBQH và nâng cao trách nhiệm của đại biểu trong việc thực hiện hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH.

- Thực hiện tốt việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng trong việc thực hiện kiến nghị của Đoàn giám sát nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH.

Ngồi ra, cũng đã tích cực xây dựng và hồn thiện các báo cáo cơng tác giám sát của mình để gửi tới Quốc hội theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh những kết quả đạt được, kết quả giám sát vẫn còn những hạn chế, như: kết quả thực hiện kiến nghị sau giám sát, kết luận phiên giải trình, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cịn chưa được như mong muốn, tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật vẫn chưa được khắc phục triệt để và cịn có chiều hướng gia tăng; chất lượng văn bản dưới luật còn nhiều bất cập. Đây là nội dung cần được các cơ quan của Quốc hội quan tâm, thực hiện nghiêm túc và thường xuyên hơn, cả trước, trong và sau khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, kịp thời và khả thi của văn bản, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thực thi chính sách pháp luật đã được ban hành. Công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và giải quyết kiến nghị của cử tri vẫn còn biến chuyển chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, cần tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, đẩy mạnh hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)