Tăng cường sự phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 69 - 70)

- Còn hạn chế trong việc phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi ban hành kế hoạch giám sát trong năm, bảo đảm không lựa chọn

3.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với chính quyền

Xây dựng cơ chế, quy chế về mối quan hệ làm việc giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với HĐND, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan chun mơn và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương. Cơ chế, quy chế phối hợp đó sẽ tăng cường trách nhiệm, sự phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc

hội, đại biểu Quốc hội với chính quyền và đồn thể chính trị, xã hội ở địa phương trong hoạt động giám sát.

Thực hiện cơ chế phối hợp đồng bộ, theo chức năng và rõ trách nhiệm đến cùng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong quá trình giám sát. Cần thực hiện nghiêm quy chế xử lý đơn, thư của Quốc hội; số hóa cơng tác xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, chia sẻ thông tin trong nội bộ các cơ quan của Quốc hội và cơ quan hữu quan; trong đó hồn thiện phần mềm điện tử quản lý chung để ứng dụng cho tất cả các tỉnh, thành phố; tránh tình trạng chuyển đơn dàn trải, gây lãng phí, nhất là chuyển đơn ngoài tỉnh. Đoàn đại biểu Quốc hội phhoois hợp với các cơ quan hữu quan tăng cường bồi dưỡng kỹ năng và nâng cao năng lực về hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội; đồng thời, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đến Đại biểu Quốc hội. Tiếp tục kiện toàn, tăng cường các điều kiện bảo đảm, công tác tập huấn, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm nhằm xây dựng, hoàn thiện bộ máy tham mưu, giúp việc theo hướng tinh gọn, chất lượng, chuyên nghiệp, hiệu quả, nhất là đối với hoạt động tham mưu về nội dung giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)