Đổi mới mạnh mẽ hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 63 - 65)

- Còn hạn chế trong việc phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi ban hành kế hoạch giám sát trong năm, bảo đảm không lựa chọn

3.1.3. Đổi mới mạnh mẽ hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hộ

trong một lĩnh vực mà phải có kiến thức rộng, tư duy logic và khả năng tích lũy, tập hợp xử lý thơng tin đa chiều, có cảm quan chính trị nhạy bén để xử lý các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội.

- Về kỹ năng đại diện và các kinh nghiệm hoạt động: Để thực hiện vai trò

đại diện, Đại biểu Quốc hội thực hiện nhiều hoạt động tác nghiệp, điều này đòi hỏi đại biểu phải được trang bị, rèn luyện và tự hoàn thiện các kỹ năng như: kỹ năng phát hiện vấn đề; lắng nghe, đối thoại; truyền đạt thông tin, thông điệp; thương lượng; truyền thông; cân bằng lợi ích; …

- Các điều kiện về thể chất: với cơng việc nặng nề, cường độ làm việc cao

có nhiều áp lực, Đại biểu Quốc hội cần rèn luyện và tăng cường sức khỏe thể chất, độ dẻo dai, linh hoạt và trí tuệ minh mẫn, sáng tạo.

Các điều kiện phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, sức khỏe khi được hội tụ, tương hỗ ở mỗi Đại biểu Quốc hội, cùng với phương pháp làm việc khoa học, với thái độ làm việc nghiêm túc sẽ hun đúc, hình thành những cá nhân đủ Tâm, đủ Tầm, đây là những đảm bảo giúp chủ thể Quốc hội có đủ năng lực thực thi hoạt động đại diện của mình.

Đối với Đồn đại biểu Quốc hội cần nghiên cứu, xác định rõ địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội. Nghiên cứu, quy định rõ mối quan hệ giữa Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương.

3.1.3. Đổi mới mạnh mẽ hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội Đại biểu Quốc hội

- Tăng cường công tác phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi ban hành kế hoạch giám sát trong năm, bảo đảm không lựa chọn trùng nội dung, đối tượng, thời gian giám sát, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị, địa phương thuộc đối tượng giám sát; liên kết thông tin về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, kết quả theo dõi, đôn đốc xử lý đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân thông qua phần mềm. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các sở, ngành, địa phương làm tốt công tác chuẩn bị về nội dung, thành phần tham gia trước mỗi cuộc giám sát; nghiên cứu kỹ nội dung chuyên đề giám sát để xây dựng đề cương chi tiết, xác định và lựa chọn đối tượng giám sát phù hợp. Tổ chức các hội nghị, hội thảo đối với các chuyên đề chuẩn bị giám sát, khảo sát để cung cấp, trao đổi thông tin về lĩnh vực giám sát, khảo sát; qua đó giúp các vị Đại biểu Quốc hội và đội ngũ tham mưu giúp việc có thêm thơng tin, kiến thức để triển khai thực hiện tốt các chuyên đề giám sát, khảo sát.

- Thành phần tham gia Đoàn giám sát cần được mở rộng nhưng phải đáp ứng về mặt chuyên môn, bao gồm: các chuyên gia, các cá nhân có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực được giám sát; đảm bảo về có cơ chế chi trả cho chuyên gia, nhà khoa học khi tham gia Đoàn giám sát.

- Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, đánh giá, tổng hợp việc giải quyết kiến nghị sau giám sát. Trong trường hợp đã đôn đốc nhiều lần mà cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền vẫn chậm thực hiện, cần phải chủ động đề nghị cơ quan cấp trên để yêu cầu chỉ đạo thực hiện và báo cáo kết quả giải quyết đến Đoàn Đại biểu Quốc hội.

- Tăng cường trao đổi thông tin đối với các cơ quan chuyên ngành như: Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Thanh tra Nhà nước trong việc giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân để có đánh giá tồn diện hơn về nội dung vụ việc; qua đó có kiến nghị chính xác, kịp thời, nâng cao hiệu quả công tác giám sát.

- Cần tiếp tục nâng cao chất lượng Đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu chuyên trách tại các Đoàn Đại biểu Quốc hội để đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng giám sát của Đại biểu Quốc hội theo luật định. Đại biểu Quốc hội cần chủ

động xây dựng chương trình giám sát của cá nhân ngay từ đầu năm theo Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; tham gia đầy đủ các hoạt động giám sát, khảo sát của Đoàn; đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc tham gia và đổi mới cách thức tiến hành giám sát; thường xuyên nắm bắt tình hình, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để phục vụ cho hoạt động giám sát bảo đảm thực hiện có hiệu quả, đồng thời làm cơ sở để đại biểu tham gia quyết định những vấn đề quan trọng tại các kỳ họp của Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)