Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và thoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 66 - 68)

- Còn hạn chế trong việc phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi ban hành kế hoạch giám sát trong năm, bảo đảm không lựa chọn

3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và thoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh

động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh

Để nâng cao hiệu quả thoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh, yêu cầu trước hết là phải hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, cụ thể:

+ Sửa đổi, bổ sung Luật Giám sát 2015 theo hướng bổ sung đại biểu Quốc hội phải được thực hiện quyền chất vấn của mình thường xuyên hơn, khơng chỉ tại các phiên họp tồn thể của Quốc hội mà cần được diễn ra thường xuyên tại các Uỷ ban của Quốc hội dưới nhiều hình thức: hỏi đáp, yêu cầu giải thích, điều trần v.v. Hoạt động chất vấn diễn ra tại các uỷ ban sẽ có điều kiện về thời gian để đi sâu, mổ xẻ đến cùng vấn đề. Khi chất vấn, đại biểu Quốc hội sử dụng kết quả giám sát của mình để yêu cầu cơ quan hành pháp, tư pháp giải trình, nếu phát hiện tồn tại có quyền u cầu phải có giải pháp cụ thể báo cáo Quốc hội. Ngoài ra, giống như hoạt động chất vấn tại Hội trường, hoạt động

chất vấn tại các uỷ ban nhất thiết phải có sự tham gia chứng kiến và đưa tin của các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện để nhân dân theo dõi. Quyền chất vấn chỉ thực sự có hiệu lực và hiệu quả khi hoạt động chất vấn diễn ra minh bạch, công khai. Pháp luật cũng cần quy định rõ thủ tục và các hạn thời gian để thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn. Ví dụ: Luật hoạt động giám sát có quy định về nội dung phiếu ghi câu hỏi chất vấn, nhưng chưa quy định rõ trường hợp phiếu ghi nào được coi là không hợp lệ, những trường hợp nào Đồn thư ký có quyền từ chối đưa câu hỏi vào chương trình chất vấn. Ngồi ra, cũng cần có những quy định cụ thể về việc bảo đảm thực hiện những lời hứa, cam kết trước đại biểu Quốc hội và nhân dân của người bị chất vấn. Cụ thể cần cơng bố cơng khai trên báo chí, trang Web của Quốc hội về những trả lời chất vấn của các Bộ trưởng tại những kỳ họp Quốc hội trước để đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước giám sát, theo dõi.

Quyền giám sát của đại biểu Quốc hội phải gắn liền với quyền bỏ phiếu tín nhiệm thì mới có hiệu quả và đủ uy lực để đảm bảo tính tối thượng của pháp luật. Việc pháp luật quy định một số lượng đại biểu tối thiểu để khởi động quyền bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội là cần thiết để đảm bảo tính ổn định và sự độc lập trong công việc của các Bộ trưởng và người đứng đầu Chính phủ. Tuy nhiên, tỷ lệ này cần phải hợp lý để đảm bảo quyền này có thể được khởi động. Tỷ lệ này nên dao động từ 5% - 10% vì dù sao đây chỉ là việc đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm ra trước Quốc hội. Quan trọng là quyền quyết định, tín nhiệm thế nào thuộc về toàn thể Quốc hội, pháp luật không nên quá nhấn mạnh đến quá trình đề xuất để vơ tình tạo ra một rào cản kỹ thuật khơng cần thiết. Hơn nữa, cần kết hợp với quyền vận động của đại biểu Quốc hội để hình thành cơ chế liên kết các đại biểu, tạo sức mạnh tập thể vận hành quyền năng quan trọng này.

+ Sửa đổi, bổ sung Luật Giám sát quy định cụ thể trong việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khi cá nhân, tổ chức chưa thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

+ Sớm có văn bản hướng dẫn việc thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND để cụ thể hóa các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động giám sát, nhất là quy định chế tài cao hơn để xử lý đối với các cơ quan, đơn vị được giám sát khi chậm hoặc không thực hiện các kết luận, kiến nghị, yêu cầu của Nghị quyết về giám sát.

+ Quy định về chức năng giám sát của Tổ đại biểu là điểm mới được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhưng chưa quy định cụ thể về cách thức, trình tự tổ chức thực hiện, việc sử dụng con dấu khi ban hành văn bản phục vụ hoạt động giám sát, cơ chế tài chính phục vụ hoạt động giám sát nên các Tổ đại biểu chưa chủ động trong hoạt động giám sát.

+ Quy định về chế tài càng rõ, càng mạnh, thực hiện càng nghiêm thì hiệu quả giám sát càng cao. Thực tế thực hiện và tổng kết việc thực hiện Luật Giám sát cho thấy rõ điều này. Từ khi hoạt động hậu giám sát được tăng cường thì hiệu quả giám sát được cải thiện rõ rệt; các cơ quan chịu sự giám sát nâng cao trách nhiệm hơn trong việc rà soát, báo cáo việc thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, đảm bảo thực hiện đến cùng các yêu cầu của Quốc hội về giám sát. Sau đó, khi hoạt động này được gắn với hoạt động chất vấn thì hiệu quả lại được nâng thêm một bước nữa. Nếu việc xem xét kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát được gắn với hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thì chắc chắn hiệu quả sẽ rõ nét hơn rất nhiều. Do vậy, cần quy định cụ thể hơn các chế tài xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát; cần gắn chặt chẽ kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát với việc đánh giá thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu các cơ quan, với chế tài lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của những người này như một tiêu chí bắt buộc, thậm chí, quy định rõ khi cần thiết, phải bồi thường thiệt hại do việc không thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)