Khái quát về Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 37 - 40)

thị và nơng thơn có xu hướng gia tăng; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội một số mặt còn hạn chế, bất cập; năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thanh Hóa chưa cao, đứng ở vị trí trung bình trong cả nước (thứ 24/63 tỉnh, thành), trong đó so với khu vực

Duyên hải miền trung, Thanh Hóa xếp thứ 6 trong tổng số 12 tỉnh, thành phố;

Chỉ số cải cách hành chính chỉ xếp thứ 43/63 tỉnh, thành trong cả nước.

2.2. Khái quát về Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Hóa

2.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.

Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại tỉnh Thanh Hóa hoặc được chuyển đến cơng tác tại Thanh Hóa.

Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

(i) Tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp công dân; phối hợp với Thường

trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức, bảo đảm các điều kiện để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri với các hình thức phù hợp;

(ii) Tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh

và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

(iii) Tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh

Hóa và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia và phối hợp với Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong các hoạt động giám sát tại địa phương; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cơng dân mà đại biểu Quốc hội, Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân

có thẩm quyền giải quyết; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp thơng tin, báo cáo về những vấn đề mà Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa quan tâm;

(iv) Báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của

Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa và đại biểu Quốc hội;

(v) Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Văn phịng Đồn đại biểu Quốc hội

tỉnh Thanh Hóa.

- Cơ cấu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa có Trưởng đồn hoặc Phó Trưởng đồn là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Trưởng đoàn và Phó Trưởng đồn do Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa bầu trong số các đại biểu Quốc hội của Đoàn và được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tổ chức và điều hành các hoạt động của Đồn. Phó Trưởng đồn giúp Trưởng đồn thực hiện nhiệm vụ theo sự phân cơng của Trưởng đồn. Khi Trưởng đồn vắng mặt thì Phó Trưởng đồn được Trưởng đồn ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Trưởng đoàn.

Bảng 2.1: Danh sách đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Stt Họ và tên Nghề nghiệp Giới

tính 1 Đỗ Trọng Hưng Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng

Đồn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.

Nam

2 Mai Sỹ Diến Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đồn ĐBQH tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh.

Nam

3 Uông Chu Lưu Nguyên Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Nam

4 Đào Ngọc Dung

Ủy viên BCHTW Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH.

Nam

5 Bùi Sỹ Lợi Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

6 Cao Thị Xuân Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội. Nữ

7 Nguyễn Hữu Quang

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội.

Nam

8 Phạm Trí Thức Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội. Nam

9 Vũ Xuân Hùng Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 4. Nam 10 Cầm Thị Mẫn Đại biểu Quốc hội chuyên trách. Nữ 11 Lê Văn Sỹ Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Nam 12 Phạm Thị

Thanh Thủy

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh

Hóa.

Nữ

13 Bùi Thị Thủy Giáo viên Trường THPT Thạch Thành 4. Nữ 14 Lê Minh Thông ĐBQH đã mất trong nhiệm kỳ Nam

(Nguồn: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa)

Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa có trụ sở làm việc. Văn phịng Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tại địa phương. Kinh phí hoạt động của Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2.2.2. Vị trí, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh tác động đến hoạt động của Đồn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.

+ Thuận lợi:

Thanh Hóa là tỉnh rộng, người đông nên số lượng Đại biểu Quốc hội được phân bổ cho địa phương lớn, có thể lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của dân nhiều hơn, đầy đủ hơn, bao trùm hơn và đưa ra được các đề xuất kiến nghị phù hợp hơn.

Chính trị ổn định tạo được sự phối hợp, đồng thuận cao trong hoạt động giám sát các vấn đề ở địa phương.

Kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và các điều kiện kèm theo để Đoàn nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó có hoạt động giám sát.

+ Khó khăn:

Thanh Hóa là tỉnh rộng, người đơng, địa hình phức tạp nên khơng thể đi hết, nắm hết tình hình cơ sở, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân khắp các vùng miền trong tỉnh.

Kinh tế phát triển kéo theo nhiều vấn đề phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Có nhiều vấn đề bức xúc kéo dài, người dân kiến nghị nhưng Đoàn Đại biểu Quốc hội chưa thể giám sát được.

Có những vấn đề cần giám sát nhưng thực tế cấp ủy, chính quyền địa phương có ý kiến nên việc giám sát chưa đi đến tận cùng được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)