Việc phối hợp giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội với các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 54 - 55)

- Còn hạn chế trong việc phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi ban hành kế hoạch giám sát trong năm, bảo đảm không lựa chọn

2.5.3. Việc phối hợp giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội với các cơ quan hữu quan

- Phối hợp giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban cần cân đối giữa hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, ưu tiên triển khai đầy đủ các hoạt động giám sát theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nhất là những nội dung chưa được quan tâm thực hiện như: giám sát ban hành văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, kết luận về giám sát chuyên đề và chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban.

- Chưa tăng cường vai trị phối hợp giữa Đồn Đại biểu Quốc hội với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban trong quá trình tham gia thẩm tra và nâng cao chất lượng ý kiến thẩm tra để gửi cơ quan chủ trì thẩm tra về nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách theo quy định của pháp luật.

- Chưa rà soát và xác định cụ thể phạm vi giám sát, bảo đảm tính chuyên sâu của từng chuyên đề. Việc phối hợp giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội với các cơ quan hữu quan Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các cơ quan địa phương chưa tập trung xây dựng đề cương giám sát kỹ lưỡng, khoa học, bám sát yêu cầu của Nghị quyết trước khi triển khai. Chưa đẩy mạnh hoạt động giám sát thực tế đến tận phường/xã/thị trấn, từng đối tượng chịu sự tác động của chính sách cụ thể nhằm nắm bắt được thực trạng vấn đề cần giám sát. Chưa gắn kết hoạt động giám sát chuyên đề với hoạt động lập pháp để kịp thời phát hiện những quy định của luật, pháp lệnh không phù hợp, kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.

- Chất lượng kiến nghị giám sát còn thấp theo hướng cần có định lượng, chỉ rõ chủ thể, nội dung kiến nghị, thời gian hoàn thành; đồng thời, quan tâm công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Thường xuyên làm việc với các Bộ, ngành trung ương để đánh giá việc thực hiện các kiến nghị của Đoàn giám sát nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động giám sát theo luật định; có cơ chế để đánh giá mức độ tiếp thu, khắc phục những vi phạm, khuyết điểm của cơ quan chịu sự giám sát. Báo cáo định kỳ kết quả theo dõi sau giám sát thuộc lĩnh vực phụ trách gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo định kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG GIÁM sát của đoàn đại BIỂU QUỐC hội từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)