thẩm quyền ra các quyết định tố tụng. Trên thực tế, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT là người ra các quyết định, còn ĐTV chỉ là người thực hiện, thi hành các hoạt động điều tra cụ thể. Điều này đang tạo ra sự bất cập, hạn chế hiệu quả hoạt động điều tra trong thực tiễn tố tụng thời gian qua.
1.3. Quan hệ của Điều tra viên trong luật tố tụng hình sự
1.3.1. Quan hệ giữa Điều tra viên với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quan điều tra
Bên cạnh những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 36 BLTTHS năm 2015, Thủ trưởng CQĐT còn có những nhiệm vụ, quyền hạn quản lý hành chính Nhà nước đối với CQĐT với tư cách là một cơ quan Nhà nước. Thủ trưởng CQĐT không chỉ là người tiến hành tố tụng trong CQĐT mà còn là người lãnh đạo cơ quan, tổ chức trong bộ máy Nhà nước. Mối quan hệ giữa Thủ trưởng CQĐT và ĐTV “vừa mang đặc tính quản lý hành chính, vừa mang đặc tính tố tụng hình sự,
- Thủ trưởng CQĐT là người chịu trách nhiệm chính toàn bộ hoạt động của CQĐT, trong đó có hoạt động của ĐTV. Thủ trưởng CQĐT có quyền phân công Phó Thủ trưởng CQĐT và ĐTV trong công tác điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó Thủ trưởng CQĐT và ĐTV, giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan quyết định tố tụng, hành vi tố tụng hoặc các vi phạm pháp luật khác của Phó Thủ trưởng CQĐT và ĐTV. Phó Thủ trưởng CQĐT và ĐTV chịu sự giám sát, chỉ đạo của Thủ trưởng CQĐT trong quá trình điều tra vụ án. Điều này thể hiện về đặc tính quản lý hành chính.
- Hoạt động của CQĐT là hoạt động của các cơ quan tư pháp được vận hành dưới sự điều chỉnh của pháp luật TTHS thực hiện những nhiệm vụ mà TTHS đặt ra. Hoạt động của các CQĐT, đặc biệt đối với Thủ trưởng CQĐT và ĐTV đòi hỏi phải độc lập với quản lý hành chính và chỉ tuân theo pháp luật mới có thể chính xác, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ mà luật TTHS đã đặt ra. Điều này thể hiện về đặc tính tố tụng hình sự.
Khi thực hiện điều tra hoặc phân công điều tra vụ án, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT là người tiến hành tố tụng và có quyền hạn quy định tại Khoản 2 Điều 36 BLTTHS năm 2015. Đây là những quyền năng tố tụng cơ bản nhất, quyết định toàn bộ các hoạt động điều tra và cũng là những thủ tục bắt buộc của quá trình tố tụng. Như vậy, vai trò điều tra tố tụng chủ yếu tập trung ở Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT.
ĐTV thực hiện theo lệnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT. Trong điều tra vụ án hình sự, Thủ trưởng CQĐT ra các quyết định tố tụng, còn ĐTV chỉ thực hiện những biện pháp, hoạt động tố tụng theo chỉ đạo của Thủ trưởng CQĐT. Như vậy, vai trò quyết định trong tố tụng hình sự là của Thủ trưởng CQĐT, còn ĐTV chỉ là người thừa hành thụ động. Thế nhưng, theo quy định của Bộ luật TTHS, ĐTV vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, hay nói cách khác, là chủ thể của một số tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Đây là điều bất hợp lý khi giao quyền hạn, trách nhiệm cho ĐTV. Có thể thấy, ĐTV một mặt chỉ hoạt động với tư cách trợ lý, người giúp
việc của Thủ trưởng CQĐT, mặt khác ĐTV lại phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra mà mình không có quyền ký vào văn bản tố tụng. Điều này làm hạn chế tính độc lập và sự sáng tạo của ĐTV, [29, tr.47].
Tóm lại, mối quan hệ giữa Thủ trưởng CQĐT và ĐTV dựa trên nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì vừa là mối quan hệ mang tính chỉ huy, mệnh lệnh, phục tùng vừa mang tính độc lập theo tố tụng. Điều này làm ảnh hưởng tới sự chủ động, sáng tạo của ĐTV trong điều tra vụ án hình sự và cần phải được nghiên cứu, cải thiện để từng bước nâng cao trách nhiệm của mỗi chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, nhất là trong giai đoạn điều tra.