tra của Điều tra viên tại thành phố Đà Nẵng
Trên cơ sở phân tích thực trạng Điều tra viên và hoạt động điều tra của Điều tra viên tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã và đang đặt ra một số vấn đề, đó là:
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, thì ĐTV là một trong những người tiến hành tố tụng độc lập, khi thực hiện hoạt động điều tra phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về những quyết định và hoạt động
của mình. Đồng thời là người giúp việc, trợ lý cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, ĐTV có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể trong hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 37 BLTTHS năm 2015. Giữa CQĐT và ĐTV có mối quan hệ vừa mang tính chất tố tụng vừa mang tính chất hành chính, nên hoạt động của ĐTV trong thực tế có bị chi phối bởi Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT về các quyền hạn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT. Trong thực tế, các quyền của ĐTV chủ yếu được thực hiện thông qua việc trực tiếp thực hiện các mệnh lệnh, quyết định phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT. Trong trường hợp không nhất trí với quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT thì ĐTV có quyền khiếu nại lên Thủ trưởng CQĐT cấp trên và Thủ trưởng CQĐT cấp trên có trách nhiệm trả lời các khiếu nại của ĐTV, trường hợp này ít xảy ra và rất khó thực hiện vì xuất phát từ mối quan hệ quản lý hành chính, giữa cấp trên với cấp dưới là quan hệ mệnh lệnh, phục tùng giữa Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT với ĐTV, nên các ĐTV rất khó hoặc ngại, không dám đưa ra các quan điểm, ý kiến khác, đối lập với chỉ đạo của cấp trên. Nên khó có thể phát huy được tính sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tố tụng, hoạt động điều tra của mình.
Điều tra, phá án để chứng minh người phạm tội luôn yêu cầu phải nhanh chóng, chính xác, kịp thời, tuy nhiên thực trạng lực lượng ĐTV hiện nay không chỉ thiếu về số lượng. So với số lượng vụ án, số lượng bị can mà các ĐTV hiện đang phải thụ lý điều tra cho thấy con số này luôn trong tình trạng mất cân đối, quá tải, lâu dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác điều tra của lực lượng ĐTV.
Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm ĐTV sơ cấp, trung cấp, cao cấp theo quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BCA, ngày 10/10/2017 của Bộ Công an, bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 1 (A1) (đối với ĐTV sơ cấp), bậc 2 (A2) (đối với ĐTV trung cấp), bậc 3 (B1) (đối với ĐTV cao cấp) trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc có thể nghe, nói, dịch được một trong các tiếng dân tộc thiểu số tại địa bàn công tác. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, Đà Nẵng là một thành phố du lịch, người nước ngoài đến sống, làm việc, du lịch ngày càng đông… dẫn đến nhiều loại tội phạm có yếu tố nước ngoài nảy
sinh. Do đó, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cần phải điều chỉnh cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác điều tra hiện nay.
Điều tra theo pháp luật TTHS là một hoạt động vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng hoạt động điều tra của ĐTV, song trong quá trình điều tra không thể tránh khỏi những sai sót như làm oan, sai… phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải tự bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Vì vậy, cần có một chế độ, chính sách hợp lý hơn đối với lực lượng ĐTV để họ yên tâm công tác.
Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định của pháp luật trong hoạt động điều tra của Công an thành phố Đà Nẵng cũng như một số địa phương khác trong thời gian qua cũng có một số khó khăn, vướng mắt:
- Tại Điều 46 Luật Tổ chức CQĐTHS quy định về tiêu chuẩn để bổ nhiệm ĐTV là đã được đào tạo về nghiệp vụ điều tra. Tại khoản 1, điều 5 Thông tư số 39/2017/TT-BCA, ngày 10/10/2017 của Bộ Công an quy định: “Người đã được đào tạo về nghiệp vụ điều tra là người tốt nghiệp đại học An ninh, đại học Cảnh sát trở lên chuyên ngành điều tra tội phạm; nếu là chuyên ngành khác hoặc có trình độ cử nhân luật trở lên chuyên ngành luật hình sự, tố tụng hình sự thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra”. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn, tại một số cơ sở đào tạo luật ngoài ngành Công an chỉ ghi cử nhân luật mà không ghi rõ chuyên ngành luật dẫn đến khó khăn trong việc bổ nhiệm ĐTV.
- Khó khăn trong việc nhập kho vật chứng đối với vật chứng là vũ khí quân dụng, chất nổ, chất cháy. Theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 58/2017TT-BCA, ngày 20/11/2017 của Bộ Công an quy định “Đối với vật chứng là vũ khí quân dụng, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ tuyệt đối không được nhập vào kho trong CAND, thủ kho vật chứng hướng dẫn cho cơ quan thụ lý án liên hệ gửi tại cơ quan chuyên trách trên địa bàn”. Trong một số vụ án vật chứng là pháo nổ, không nhập vào kho vật chứng trong CAND, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh cũng không có kho để bảo quản.
- Chưa quy định việc quản lý, bảo quản đồ vật tài liệu thu thập được trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm. Tại khoản 2 điều 3 và khoản 1 điều 8
Thông tư số 58/2017TT-BCA, ngày 20/11/2017 của Bộ Công an quy định công tác quản lý kho vật chứng trong CAND chỉ quy định áp dụng đối với vật chứng thuộc vụ án hình sự; không quy định về việc quản lý, bảo quản đồ vật, tài liệu thu giữ được trong giai đoạn xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
- Khó khăn trong việc thực hiện tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định tại Điều 148 BLTTHS năm 2015, trong trường hợp người bị tố giác bỏ trốn hoặc không xác định được chổ ở của đối tượng này để triệu tập, lấy lời khai. Khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về đình chỉ điều tra, phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm… Việc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại khoản 1 điều 148 BLTTHS năm 2015, gồm có 02 trường hợp: (1) Chưa có kết luận giám định, kết quả định giá tài sản, kết quả tương trợ tư pháp; (2) Chưa có kết quả cung cấp tài liệu, đồ vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp đối tượng bị tố giác, kiến nghị bỏ trốn hoặc trì hoãn, trốn tránh khi được triệu tập, không rõ chổ ở của đối tượng. Khi hết thời hạn giải quyết tin báo về tội, CQĐT có thẩm quyền không có căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm, trong khi đó tài liệu có trong hồ sơ chưa đủ cơ sở để ra quyết định khởi tố VAHS hoặc không khởi tố VAHS. Chưa có hướng dẫn về việc phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm.
- Tại Điều 197 BLTTHS năm 2015 quy định về “thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông”. Điều luật đã quy định về trình tự, thủ tục thi hành Lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại các tổ chức viễn thông. Tuy nhiên pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về thời hạn trả lời, cung cấp thông tin, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông trong việc trả lời, cung cấp thông tin, chế tài xử lý đối với các cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông trong trường hợp cung cấp chậm hoặc không cung cấp thông tin. Từ đó dẫn đến khó khăn trong việc điều tra, mở rộng vụ án, việc giải quyết vụ án bị kéo dài và không triệt để.
qua việc sử dụng công nghệ cao gặp vướng mắc trong việc xác định “thẩm quyền điều tra” vì không xác định được nơi đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt do đối tượng sử dụng ứng dụng mobile banking, internet banking của ngân hàng để chiếm đoạt và chuyển tiền đến các tài khoản của các ngân hàng khác nhau; có nhiều người bị hại ở nhiều địa phương khác nhau; một bị hại nhưng chuyển tiền nhiều lần ở nhiều địa phương khác nhau… Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn yếu tố “ở nước ngoài” quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 268 BLTTHS năm 2015, để làm cơ sở cho việc xác định thẩm quyền điều tra. Đối với những vụ án do người nước ngoài gây ra tại Việt Nam, CQĐT đã tiến hành các biện pháp để xác minh lý lịch tư pháp của bị can (tương trợ tư pháp, các biện pháp ngoại giao,…) nhưng chưa có kết quả, đồng thời chưa có văn bản pháp luật hiện hành hướng dẫn cụ thể việc điều tra đối, xử lý với các đối tượng trên nên buộc phải tạm đình chỉ điều tra, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, nên dễ dẫn đến trường hợp các đối tượng bỏ trốn khỏi Việt Nam.
- Một số hoạt động điều tra được quy định tại các điều luật cụ thể của BLTTHS năm 2015 như: Triệu tập bị can (Điều 182); Hỏi cung bị can (Điều 183); Triệu tập người làm chứng (Điều 185); Triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự (Điều 188); Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông (Điều 197); Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét (Điều 198); Khám nghiệm hiện trường (Điều 201)… quy định ĐTV thuộc CQĐT có thẩm quyền thực hiện, không quy định Cán bộ điều tra thuộc các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền thực hiện. Tuy nhiên, tại điều 39, điều 40 BLTTHS năm 2015 và điều 33 Luật Tổ chức CQĐTHS năm 2015 đều giao cho Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra trên. Do đó, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện thẩm quyền điều tra của Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
- Theo quy định đến ngày 01/01/2020 tất cả các cuộc hỏi cung bị can phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Tuy nhiên, hiện nay các Cơ quan điều tra ở các cấp Công an chưa được trang bị, lắp đặt thiết bị, chưa được tập huấn sử dụng…
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở phân tích về mô hình tổ chức và biên chế CQĐT, đội ngũ ĐTV
của Công an thành phố Đà Nẵng theo các văn bản hướng dẫn, quy định của pháp luật nói chung và của Bộ Công an nói riêng. Luận văn đã đánh giá được thực trạng hoạt động của CQĐT, ĐTV trong 05 năm qua (2015-2019), kết quả công tác đấu tranh với các loại tội phạm xảy ra trên địa bàn thành phố, qua đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra trong hoạt động điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự của CQĐT, ĐTV thuộc CATP Đà Nẵng. Đồng thời luận văn cũng đã đề cập đến những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật nói chung và cần phải có hướng khắc phục tháo gỡ trong thời gian đến.
CHƯƠNG 3