Giải pháp về xây dựng, bố trí, sử dụng đội ngũ Điều tra viên đảm bảo phát huy được năng lực, sở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 76 - 79)

bảo phát huy được năng lực, sở trường

Điều tra là một giai đoạn của TTHS, trong đó cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp do luật định để xác định tội phạm và người phạm tội, thu thập chứng cứ buộc tội, gỡ tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án. Người tiến hành tố tụng hình sự chủ yếu trong giai đoạn điều tra là Điều tra viên. Giai đoạn điều tra được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án và thường được kết thúc bằng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra. Điều tra viên, bao gồm cả Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, là người quyết định thành bại công tác điều tra. Tổ chức CQĐT không thể mạnh nếu không có những ĐTV có những phẩm chất và năng lực thích hợp. Phải khẩn trương xây dựng, củng cố đội ngũ ĐTV theo đúng quy định của BLTTHS năm 2015, Luật Tổ chức CQĐTHS năm 2015, có được những phẩm chất sau đây:

Thứ nhất, xây dựng về đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và hiểu biết cuộc sống xã hội liên quan đến các hoạt động điều tra theo quy định quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Để điều tra VAHS, ĐTV cần phải có đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và hiểu biết cuộc sống xã hội. Do đặc tính đa dạng của mỗi VAHS xảy ra

không giống nhau cả về đối tượng phạm tội, tính chất, mức độ, lĩnh vực vụ án xảy ra mà đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải có kiến thức tương đối toàn diện.

Ví dụ: Để giải quyết VAHS về tội liên quan đến trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, những người tiến hành tố tụng phải hiểu về những quy định rất phức tạp về quản lý tài chính, tiền tệ của Nhà nước. Những số liệu về thu, chi tài chính, tiền tệ, thị trường tiền tệ, thị trường mở, ngoại hối, tỷ giá hối đoái, tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, mua bán ngắn hạn, dài hạn… Tất cả những vấn đề đó là cực kỳ phức tạp đòi hỏi những ĐTV phải biết được để đối chiếu, so sánh, tìm ra những “lỗ hổng” pháp luật và thực tế quản lý tài chính tiền tệ mà người phạm tội lợi dụng vào đó để phạm tội. Để giải quyết một vụ án về hối lộ, tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, ĐTV phải hiểu được các thủ đoạn hối lộ, tham nhũng trong từng lĩnh vực này liên quan đến các thủ tục đấu thầu bên A, bên B; các thủ đoạn “chân gỗ”, “bật tường”, “lại quả” giữa chủ đầu tư và nhà thầu; khai man khối lượng, giá trị công trình, số lượng nguyên vật liệu được sử dụng; mua chuộc, đe dọa người giám sát công trình; thông đồng các chủ thể liên quan đến công trình để quyết toán…

Đạo đức nghề nghiệp là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho ĐTV hoàn thành nhiệm vụ của mình. Những yếu tố về đạo đức nghề nghiệp như ý thức trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp, thái độ đối với nhà nước và nhân dân… Thực tế đã chỉ ra rằng, những yếu kém của công tác điều tra, xử lý tội phạm trong những năm qua như bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân và Đảng, Nhà nước là do những người tiến hành tố tụng trong các cơ quan tư pháp còn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức…

Thứ hai, xây dựng về ý thức trách nhiệm trong nghề nghiệp.

Xuất phát từ đặc điểm của tố tụng nước ta là hình thức tố tụng thẩm vấn, lấy mục tiêu trấn áp tội phạm bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp

pháp của công dân mà trách nhiệm trong giải quyết VAHS được đặt lên vai ĐTV. Số lượng và chất lượng VAHS được giải quyết phụ thuộc chủ yếu vào năng lực, trình độ, ý thức, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và thái độ của ĐTV. ĐTV là những người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm từ khởi tố, điều tra VAHS. Việc nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của ĐTV trong hoạt động TTHS là yếu tố quan trọng bảo đảm cho hoạt động TTHS theo đúng quy định của pháp luật. Mặc dù, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ĐTV quy định tại Điều 37 BLTTHS năm 2015, nhưng việc tuân thủ các quy định này còn rất nhiều vấn đề cần phải thực hiện. Ví dụ: Tình trạng thiếu về số lượng, yếu về năng lực trình độ của đội ngũ ĐTV đang xảy ra tại nhiều địa phương, nhất là ở các CQĐT cấp huyện đã và đang dẫn đến chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và giải quyết VAHS nói riêng giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, xây dựng về bản lĩnh nghề nghiệp vượt qua những áp lực trong quá trình giải quyết VAHS.

Khi được giao giải quyết VAHS, ĐTV thường phải chịu nhiều áp lực như: áp lực từ cơ quan quyền lực và người quản lý hành chính cấp trên đối với ĐTV; áp lực từ dư luận xã hội, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng nêu về vụ án đang giải quyết; áp lực từ những quan hệ xã hội, quan hệ gia đình, quan hệ cuộc sống; áp lực từ thời hạn giải quyết vụ án do pháp luật TTHS quy định… chính những áp lực này có thể dẫn đến những sai lầm trong việc giải quyết vụ án nếu như ĐTV không đủ bản lĩnh nghề nghiệp. Ngoài ra, còn nhiều áp lực khác liên quan đến mệnh lệnh, phục tùng, chỉ huy; quan hệ cấp trên, cấp dưới; mong muốn lập công để thể hiện mình… Những áp lực này từ nhiều phía khác nhau có thể xuất phát từ “bên trong” hoặc từ “bên ngoài” tác động đến ĐTV lúc mạnh, lúc yếu đều ảnh hưởng, tác động đến tâm lý điều chỉnh những hành vi tố tụng, có khi làm cho việc giải quyết VAHS không được khách quan, toàn diện đầy đủ nếu như ĐTV không đủ tỉnh táo. Do vậy, pháp luật TTHS đòi hỏi ĐTV phải là những người có tính trung thực cao, khách quan, có lòng dũng cảm bảo vệ chân lý.

Thứ tư, xây dựng về tính độc lập, quyết đoán trong giải quyết VAHS.

Để tránh những sai lầm trong giai đoạn điều tra VAHS, mỗi ĐTV cần phải có tính độc, quyết đoán trong việc thực hiện nhiệm vụ điều tra được giao như: xác minh, thu thập đánh giá chứng cứ một cách khách quan, nhận định về những căn cứ khởi tố, điều tra, định tội, căn cứ đề nghị truy tố… Do địa vị pháp lý trong TTHS của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT đang có sự giao thoa của chức vụ hành chính và chức vụ tư pháp nên để thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đòi hỏi mỗi ĐTV phải có tính độc lập, quyết đoán trong khi thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT.

Thứ năm, phải tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí, đảm bảo các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật - nghiệp vụ hiện đại phục vụ tốt hoạt động của CQĐT, ĐTV; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của ĐTV trong giải quyết VAHS cũng như các chế độ đãi ngộ, chính sách phù hợp với sức lao động của ĐTV trong hoạt động tố tụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)