phố Đà Nẵng từ năm 2015-2020
Theo quy định tại Điều 5, Luật Tổ chức CQĐTHS năm 2015, Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, gồm có: Cơ quan An ninh điều tra (Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra (Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện).
Nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐT theo quy định tại Điều 8, Luật Tổ chức CQĐTHS năm 2015 là: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao; Tiến hành điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ đề nghị truy tố; Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Trên cơ sở Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004 (nay là Luật Tổ chức CQĐTHS năm 2015), Bộ Công an đã ban hành nhiều văn bản quy định về cơ cấu tổ chức của các Cơ quan điều tra trong lực lượng CAND. Thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004; Quyết định số 985/QĐ-BCA ngày 24/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tổ chức CQĐTHS trong Công an nhân dân và các văn bản hướng dẫn về công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh tư pháp phục vụ cho công tác điều tra trong lực lượng CAND. Để đáp ứng với yêu cầu công tác đấu tranh phòng chống, phát hiện và điều tra xử lý tội phạm trong tình hình mới, Cơ quan điều tra các cấp thuộc lực lượng Công an thành phố Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tiến cơ cấu tổ chức và biên chế của lực lượng điều tra để đáp ứng với yêu cầu đấu tranh xử lý các loại tội phạm trong tình hình hiện nay.
Hiện nay về cơ cấu tổ chức và biên chế của lực lượng điều tra Công an thành phố Đà Nẵng như sau: Cơ quan điều tra cấp thành phố gồm 05 đơn vị sau: Phòng
Cảnh sát hình sự; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra; Phòng An ninh điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện gồm có 04 đội công tác: Đội điều tra tổng hợp; Đội Cảnh sát hình sự; Đội Cảnh sát kinh tế; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý. Tính đến tháng 12 năm 2019, Cơ quan điều tra trong lực lượng Công an thành phố Đà Nẵng có 163 ĐTV (bao gồm Phó Thủ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan điều tra), trong đó: Cơ quan ANĐT có tổng số 11 ĐTV; Cơ quan CSĐT có tổng số 152 ĐTV. Trong số 163 ĐTV (cấp thành phố 61; cấp quận, huyện 102), được thể hiện ở các nội dung như sau :
Ngạch (bậc) Điều tra viên: Điều tra viên Cao cấp: 20 (cấp thành phố 11; cấp quận, huyện 09); Điều tra viên Trung cấp: 82 (cấp thành phố 31; cấp quận, huyện 51); Điều tra viên Sơ cấp: 61 (cấp thành phố 19; cấp quận, huyện 42), [Bảng 2.1].
Trình độ nghiệp vụ Công an: Trình độ Thạc sĩ: 11 đ/c (cấp thành phố 05; cấp quận, huyện 06); Trình độ đại học: 138 đ/c (cấp thành phố 50; cấp quận, huyện 88); Trình độ cao đẳng, trung học: không; Trình độ sơ học: không, [Bảng 2.1].
Trình độ nghiệp vụ ngoài ngành: Trình độ Thạc sĩ: 02 đ/c (cấp quận, huyện 02); Trình độ đại học: 12 đ/c (cấp thành phố 06; cấp quận, huyện 06); Trình độ cao đẳng, trung học: không; Trình độ sơ học: không, [Bảng 2.1].
Trình độ chính trị: Cao cấp chính trị (hoặc tương đương): 28 đ/c; Trung cấp chính trị (hoặc tương đương): 128 đ/c; Sơ cấp chính trị (hoặc tương đương): 07 đ/c,
[Bảng 2.2].
Trình độ Ngoại ngữ: Tiếng Anh: Trình độ đại học: 03 đ/c, Trình độ bậc 2 (A2): 02 đ/c, Trình độ bậc 3 (B1): 43 đ/c, Trình độ A (hoặc tương đương): 05 đ/c, Trình độ B (hoặc tương đương): 102 đ/c, Trình độ C (hoặc tương đương): 07 đ/c; Ngoại ngữ khác: 01đ/c (chứng chỉ C Tiếng Nga), [Bảng 2.2].
Trình độ Tin học: Đại học Tin học ứng dụng: 01 đ/c; Trình độ A (hoặc tương đương): 4 đ/c; Trình độ B (hoặc tương đương): 157 đ/c; Trình độ C (hoặc tương đương): 02 đ/c; Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản, Tin học ứng dụng: 53 đ/c,
Về độ tuổi trung bình của đội ngũ ĐTV, [Bảng 2.4]:
- Dưới 30 tuổi : 05 (cấp thành phố 02; cấp quận, huyện 03) - Từ 30 - 40 tuổi : 100 (cấp thành phố 33; cấp quận, huyện 67) - Từ 40 - 50 tuổi : 31 (cấp thành phố 08; cấp quận, huyện 23) - Trên 50 tuổi : 27 (cấp thành phố 18; cấp quận, huyện 09).
Qua các số liệu thống kê trên cho thấy đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng điều tra Công an thành phố Đà Nẵng được đào tạo cơ bản, đa số có nghiệp vụ, phần lớn các ĐTV đã có trình độ đại học, nhiều đồng chí có thâm niên, kinh nghiệm, khả năng trong thực hiện các biện pháp nghiệp vụ. Tuy nhiên so với nhiệm vụ trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo, đội ngũ cán bộ ĐTV vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về mặt số lượng và chất lượng ĐTV. Cũng như tình trạng chung của cả nước, so với số lượng vụ án mà ĐTV tiếp nhận thụ lý hằng năm ở mức cao (khoảng 14,5 vụ/năm), nhất là ĐTV ở cấp quận, huyện.
Mối quan hệ phối hợp giữa ĐTV và cán bộ trinh sát, giữa hoạt động điều tra tố tụng và hoạt động trinh sát có nơi chưa thật sự gắn kết đồng bộ, còn mang tính riêng lẻ, do số lượng ĐTV còn thiếu trong khi phải chia ra nhiều đầu mối dẫn đến việc bổ nhiệm nhiều ĐTV chưa có kinh nghiệm điều tra, nhiều đồng chí chưa nắm vững kiến thức pháp luật và nghiệp vụ.
Điều này dẫn tới hiệu quả điều tra vụ án hình sự thấp, quá trình điều tra mở rộng các vụ án đạt tỷ lệ không cao, một số vụ án vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tố tụng dẫn đến hủy bỏ vụ án, trả hồ sơ điều tra bổ sung, điều tra lại…, nhiều trường hợp vi phạm bị xử lý kỷ luật.
Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, hoạt động điều tra tội phạm có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tiễn cho thấy, khi tình hình tội phạm có diễn biến phức tạp, hoạt động phạm tội gia tăng, việc điều tra triệt phá kịp thời với tội phạm xảy ra luôn là một giải pháp hữu hiệu tức thì tác động trực tiếp tới hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự, hoạt động điều tra tội không chỉ là bước mở đầu, mà quan trọng hơn nó còn là nền móng vững chắc cơ bản, quyết định nhất cho việc giải quyết tiếp theo đối với vụ án hình sự, đó
là truy tố và xét xử vụ án hình sự. Nếu hoạt động điều tra không cho kết quả, đồng nghĩa với việc quá trình giải quyết vụ án hình sự đi vào bế tắc.