Quan hệ giữa Điều tra viên với người tiến hành tố tụng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 34 - 35)

- Quan hệ giữa Điều tra viên với Kiểm sát viên

Theo pháp luật TTHS Việt Nam, Cơ quan điều tra, ĐTV với Viện kiểm sát (VKS), Kiểm sát viên (KSV) có quan hệ tác động lẫn nhau, hỗ trợ, thúc đẩy và kiểm tra lẫn nhau trong quá trình tố tụng. Mối quan hệ tố tụng giữa ĐTV và KSV chỉ xuất hiện khi cùng giải quyết VAHS. Khi được phân công giải quyết VAHS nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thì KSV cùng ĐTV thực hiện những nhiệm vụ mà TTHS đặt ra là đảm bảo không tội phạm nào không bị phát hiện, không một người phạm tội nào có thể tránh khỏi hình phạt của pháp luật. Đây là mối quan hệ tố tụng hình sự.

Thực tế chứng minh, những quyền của VKS, KSV đối với CQĐT, ĐTV không phải mang tính quyền uy mà là quan hệ phối hợp, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của VKS, KSV. Nói chung, nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa ĐTV và KSV được xuất phát từ nhiệm vụ chung nhất là xác định tội phạm và người phạm tội, làm cơ sở cho việc buộc tội trước Toà án. Để làm được nhiệm vụ này, giữa ĐTV và KSV phải phối hợp với nhau, đảm bảo hoạt động tố tụng theo đúng pháp luật đã ban hành. Mối quan hệ phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau là đặc trưng cơ bản giữa CQĐT, ĐTV và VKS, KSV trong hoạt động TTHS.

Giữa ĐTV và Thẩm phán không phản ánh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong hoạt động tố tụng. Bởi vì, CQĐT, ĐTV không thể tự mình đưa vụ án và đề nghị Toà án, Thẩm phán xét xử. Ngược lại, Toà án, Thẩm phán không buộc CQĐT, ĐTV phải làm hay không làm một việc trong hoạt động TTHS. Tất cả sự tác động qua lại giữa CQĐT, ĐTV và Toà án, Thẩm phán đều phải thông qua VKS, KSV. Trong giai đoạn xét xử, có những việc Toà án, Thẩm phán yêu cầu CQĐT, ĐTV thực hiện thì CQĐT, ĐTV phải thực hiện, như: truy nã bị cáo (Điều 290 BLTTHS năm 2015)... Nhưng việc thực hiện của CQĐT, ĐTV không mang tính chấp hành, điều hành, mà là những hoạt động tố tụng theo Bộ luật TTHS quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)