điều tra viên tại Thành phố Đà Nẵng từ năm 2015 - 2020
2.1.1. Tình hình địa lý, dân cư và diễn biến của tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2015 - 2020 thành phố Đà Nẵng từ năm 2015 - 2020
Sau giải phóng năm 1975, Đà Nẵng là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 06/11/1996, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết tách tỉnh Quảng - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương từ ngày 01/01/1997. Thành phố Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp quốc gia, cùng với thành phố Hải Phòng và thành phố Cần Thơ.
Về địa lý, Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện (bao gồm huyện đảo Hoàng Sa) với tổng diện tích là 1.285,4 km², phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên - Huế, được ngăn cách bởi đèo Hải Vân, phía Đông giáp với biển đông, phía Tây và Nam giáp với tỉnh Quảng Nam. Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ quan trọng ra biển của các tỉnh Tây Nguyên, các nước Lào, Campuchia, Myama thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây với điểm kết thúc là cảng Tiên Sa tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.
Theo kết quả điều tra dân số, tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số toàn thành phố Đà Nẵng đạt 1.134.310 người, xếp thứ 39 cả nước, chiếm 1,18% dân số
cả nước, mật độ dân số đạt 740 người/km².Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 988.569 người, chiếm 87,2% dân số toàn quốc, dân số sống tại nông thôn đạt 145.741 người, chiếm 12,4% dân số. Đà Nẵng có số dân thành thị đứng thứ ba trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đứng thứ 5 toàn quốc sau Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngoài ra, còn có một số lượng lớn dân cư từ các tỉnh, thành là sinh viên, công nhân lao động, người nước ngoài... đến thành phố học tập và làm việc, du lịch nên tỷ lệ dân nhập cư ngày càng tăng.
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "Thành phố đáng sống nhất Việt Nam". Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam tham gia đã lọt vào top 10 địa điểm tốt nhất để sống ở nước ngoài do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn. Việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Mục tiêu phát triển Đà Nẵng là thành phố cấp quốc gia, hiện đại; tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững. Từ năm 2015-2020, Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,5 - 7%/năm. Đà Nẵng có khu vực cảng Đà Nẵng với cảng biển Tiên Sa (cảng sâu) và 09 cầu cảng dọc sông Hàn, có sân bay quốc tế Đà Nẵng, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Đà Nẵng còn là nơi hội tụ các xí nghiệp lớn của các ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng với nhiều khu công nghiệp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, tập trung các nhà đầu tư, khách du lịch trong và ngoài nước, có hàng nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở dịch vụ, giải trí và các điểm giao dịch tài sản, tiền vàng, ngoại tệ...
Từ những đặc điểm về địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội, du lịch…của thành phố là điểm mạnh thúc đẩy sự phát triển của thành phố trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận, với đặc điểm vị trí địa lý, dân cư hiện nay cũng như những sơ hở, thiết sót trong công tác quản lý hành chính đã tạo điều kiện cho
các loại tội phạm trên địa bàn thành phố nảy sinh, hoạt động và diễn biến ngày càng phức tạp. Trong thời gian qua, dưới dự lãnh đạo của Bộ Công an, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, Đảng ủy, Giám đốc Công an thành phố, lực lượng Công an các cấp đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, tăng cường công tác đấu tranh trấn áp tội phạm để đảm bảo An ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đã điều tra, khám phá nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp, kịp thời truy bắt các đối tượng gây án, triệt xóa nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức. Trong 05 năm qua (từ 2015 đến 2019) trên địa bàn thành phố xảy ra 2.577 vụ phạm pháp hình sự, cụ thể: năm 2015 xảy ra 546 vụ, năm 2016 xảy ra 558 vụ, năm 2017 xảy ra 531 vụ, năm 2018 xảy ra 516 vụ, năm 2019 xảy ra 426 vụ (riêng 06 tháng đầu năm 2020 xảy ra 210 vụ). Số vụ phạm pháp hình sự gia tăng theo từng năm trong đó nổi lên là tội phạm trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản và cố ý gây thương tích, giết người do nhiều nguyên nhân…,[Biểu đồ số 1]. Lực lượng Công an các cấp trên địa bàn thành phố đã tiếp nhận 7.702 tin báo, tố giác về tội phạm, trong đó đã khởi tố 3.917 vụ với 6.036 bị can, không khởi tố, xử lý hành chính 4.408 đối tượng, chuyển đơn vị khác giải quyết theo thẩm quyền là 1.129 tin. Số thông tin tội phạm tiếp nhận được xử lý bằng hình thức khởi tố vụ án tăng theo từng năm. Tỷ lệ số bị can so với số vụ án theo từng năm cũng gia tăng, điều này cho thấy tình hình tội phạm càng gia tăng về số lượng lẫn tính chất, tội phạm có xu hướng hoạt động theo băng ổ nhóm có tổ chức, trong một vụ án có nhiều đối tượng cùng tham gia, do đó hậu quả gây ra đối với xã hội sẽ nghiêm trọng hơn.
Trong lĩnh vực an ninh, xuất hiện tội phạm lưu hành tiền giả ở nhiều địa phương, tội phá hủy các công trình quan trọng về an ninh quốc gia (ANQG), cắt phá đường dây truyền tải điện, điện chiếu sáng công cộng, cáp viễn thông… gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của nhà nước. Trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội (TTATXH), tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy hoạt động liều lĩnh táo bạo hơn, xuất hiện tội phạm theo băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen nhằm đòi nợ thuê, bắt giữ người trái pháp luật để cưỡng đoạt tài sản, tội phạm ma túy hoạt động ngày càng tinh vi với nhiều diễn biến phức tạp xuất hiện, nhiều vụ buôn bán ma túy tổng hợp
với số lượng lớn, cấu kết thành đường dây liên tỉnh, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và công dân với nhiều phương thức, thủ đoạn như; làm giả con dấu, làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lừa vay vốn ngân hàng. Nhiều loại tội phạm mới xuất hiện và diễn biến phức tạp như lợi dụng công nghệ cao để lừa đảo qua internet, trộm cắp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông, tội phạm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, lừa đảo xuất khẩu lao động, du học, hoạt động gian lận thương mại và lợi dụng chính sách hoàn thuế VAT vẫn chưa được chặn đứng, hậu quả gây ra rất nghiêm trọng... Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện cũng ngày càng gia tăng, xuất hiện nhiều tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do học sinh, sinh viên gây ra như giết người, cướp tải sản, cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Tội phạm xảy ra tập trung chủ yếu ở các quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng như quận Hải Châu, quận Thanh Khê, quận Sơn Trà… và đang có xu hướng gia tăng ở các khu vực vùng ven, những khu dân cư lao động nghèo, những khu tập trung nhiều học sinh, sinh viên… Bọn phạm tội hoạt động liên tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều, biến thành phố Đà Nẵng thành nơi tiêu thụ những tài sản có được do phạm tội ở nơi khác, là nơi lẩn trốn của các đối tượng phạm tội bị truy nã đồng thời cũng là địa bàn lý tưởng để các đối tượng hình sự ở các tỉnh khác về đây gây án.
Trước tình hình trên đòi hỏi yêu cầu đặt ra là phải đổi mới sâu rộng hơn nữa về tổ chức và lực lượng của các Cơ quan điều tra trong Công an thành phố Đà Nẵng nhằm đáp ứng tốt hơn nữa việc đấu tranh, trấn áp tội phạm, để phòng ngừa, phát hiện và điều tra xử lý tội phạm một cách triệt để. Do đó vấn đề đặt ra cần phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ ĐTV thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, bố trí, sử dụng đội ngũ điều tra viên phát huy được năng lực, sở trường nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của ĐTV trong giải quyết VAHS, phù hợp với yêu cầu và tình hình mới của công tác cải cách tư pháp nói chung, công tác điều tra hình sự nói riêng trong giai đoạn hiện nay.