Giải pháp về tăng cường quan hệ phối hợp giữa Điều tra viên với những người tiến hành tố tụng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 79 - 80)

những người tiến hành tố tụng khác

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, có nhiều vụ án giữa CQĐT và VKS không thống nhất về quan điểm trong việc định tội danh, áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và hướng xử lý bị can. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra có những vụ án CQĐT và VKS cùng thống nhất quan điểm phải truy tố trước pháp luật, nhưng khi kết luận điều tra chuyển hồ sơ sang VKS, thì VKS lại đình chỉnh vụ án mà không nêu rõ căn cứ cho CQĐT biết hoặc đưa ra căn cứ đình chỉ trái ngược với kết quả điều tra vụ án. Nguyên nhân chính là do giữa Điều tra viên được phân công thụ lý điều tra vụ án và Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra vụ án chưa có sự phối hợp cần thiết, nhịp nhàng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Do đó, để khắc phục điều này, cần phải có sự tăng cường mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa ĐTV với KSV, cũng như giữa CQĐT với VKS trong quá trình thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự, cũng như trong các hoạt động điều tra, kiểm sát điều tra cụ thể theo quy định của pháp luật TTHS bắt buộc phải có sự có mặt của

KSV, như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi…, đối với một số hoạt động điều tra khác mà luật không bắt buộc như: thực nghiệm điều tra, đối chất, hỏi cung bị can… nếu có điều kiện thì ĐTV nên mời KSV tham dự các hoạt động điều tra. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cụ thể là giữa CQĐT với VKS, giữa ĐTV với KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Thực tế, trong một số vụ án hình sự phức tạp, nếu có sự phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu giữa ĐTV và KSV thì sẽ có quan điểm thống nhất trong các hoạt động điều tra, đảm bảo cho việc tiến hành thu thập, đánh giá và củng cố chứng cứ đạt hiệu cao và ít có tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Để đảm bảo công tác điều tra thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự, có chất lượng, kịp thời đưa ra truy tố, xét xử các vụ án được khách quan, chính xác, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đảm bảo thực hiện tốt các quyền cơ bản của công dân… thì ngoài việc phối hợp giữa ĐTV với KSV, cần có sự tăng cường quan hệ, phối hợp giữa ĐTV với những người tiến hành tố tụng khác như: Thủ trưởng, Phó Thủ Trưởng CQĐT, cán bộ điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS, Chánh án, Phó chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra... Bên cạnh đó cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ĐTV với một số người tham gia tố tụng như: người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng; người chứng kiến; người giám định; người định giá tài sản; người người phiên dịch, người dịch thuật; người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; người đại diện theo pháp của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật TTHS…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)