Quan hệ giữa Điều tra viên với người tham gia tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 35 - 39)

- Quan hệ giữa Điều tra viên với Giám định viên tư pháp

Trong quá trình điều tra vụ án hình sự thì “kết luận giám định” được coi là một trong các nguồn chứng cứ (Điều 87 BLTTHS năm 2015) mà CQĐT, ĐTV cần phải thu thập để sử dụng làm căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc dùng để chứng minh những vấn đề cần phải chứng minh trong VAHS. Quan hệ giữa CQĐT, ĐTV với tổ chức giám định, Giám định viên tư pháp chỉ xuất hiện khi CQĐT có quyết định trưng cầu giám định và tổ chức giám định, Giám định viên tư pháp nhận trưng cầu giám định. Quyết định trưng cầu giám định nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì, họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định, ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định (Điều 68 BLTTHS năm 2015; các điều 11, 23, 24 Luật Giám định tư pháp năm 2012).

ĐTV có quyền tham dự giám định, nhưng phải thông báo trước cho người giám định. Sự tham dự của ĐTV trong khi tiến hành giám định không phải là hoạt động giám sát công việc của Giám định viên mà giúp Giám định viên tiến hành giám định được nhanh chóng và có kết quả.

Như vậy, mối quan hệ giữa CQĐT, ĐTV với Cơ quan giám định tư pháp, Giám định viên tư pháp chỉ xuất hiện khi CQĐT có quyết định trưng cầu giám định. Mối quan hệ này dựa trên cơ sở pháp luật TTHS quy định. Hoạt động của tổ chức giám định, Giám định viên hỗ trợ cho hoạt động tố tụng của CQĐT, ĐTV được

thuận lợi trong việc giải quyết VAHS, cung cấp nhiều chứng cứ quan trọng để làm rõ tội phạm và người phạm tội.

- Quan hệ giữa Điền tra viên với người bào chữa

Quan hệ giữa CQĐT, ĐTV với người bào chữa trong tố tụng hình sự là quan hệ tố tụng, trên cơ sở chức năng tố tụng được quy định nhằm đảm bảo cho quá trình thu thập chứng cứ được khách quan, toàn diện, đầy đủ được quy định trong pháp luật hình sự. CQĐT, ĐTV có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 16 BLTTHS năm 2015), Trong trường hợp bị can và người đại diện hợp pháp của bị can không nhờ người bào chữa, thì CQĐT, ĐTV lập biên bản có chữ ký của bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can để vào hồ sơ vụ án và công việc điều tra vẫn tiến hành theo thủ tục chung, trừ những trường hợp phải chỉ định người bào chữa (Điều 76 BLTTHS năm 2015) quy định bắt buộc phải có người bào chữa. CQĐT, ĐTV phải xem xét cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa, nếu từ chối phải nêu rõ lý do. Người bào chữa có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 73 BLTTHS năm 2015.

- Quan hệ giữa Điền tra viên với người tham gia tố tụng khác

Quan hệ giữa ĐTV với bị can, bị cáo và thân nhân của bị can, bị cáo là quan hệ giữa một bên là người tiến hành tố tụng có quyền, nghĩa vụ tìm ra sự thật vụ án, thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm và một bên là người tham gia tố tụng, người có dấu hiệu phạm tội, là đối tượng bị điều tra và thân nhân của họ. Trong BLTTHS đã có một số quy định về thẩm quyền, nghĩa vụ của ĐTV (Điều 37 BLTTHS năm 2015, Điều 54 Luật Tổ chức CQĐTHS năm 2015), về quyền, nghĩa vụ của bị can, bị cáo (Điều 60, 61 BlTTHS năm 2015). Đây là nền tảng của mối quan hệ giữa ĐTV với bị can, bị cáo và thân nhân của họ nhằm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Quan hệ giữa ĐTV với người tham gia tố tụng khác (như: người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự...) là quan hệ giữa một bên là người tiến hành tố tụng, có quyền, nghĩa

vụ thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm, một bên là người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, có hiểu biết thông tin liên quan vụ án, tội phạm, có nghĩa vụ phối hợp, cung cấp thông tin cần thiết, giúp đỡ ĐTV để ĐTV thu thập tài liệu, thông tin liên quan vụ án, chứng cứ chứng minh tội phạm, hoặc người vô tội, tìm sự thật vụ án. Trong Bộ luật TTHS đã có một số quy định về quyền, nghĩa vụ của người bị hại (Điều 62 BLTTHS năm 2015), của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 65 BLTTHS năm 2015), của người làm chứng (Điều 66 BLTTHS năm 2015), của nguyên đơn dân sự (Điều 63 BLTTHS năm 2015), của bị đơn dân sự (Điều 64 BLTTHS năm 2015)... Đây cũng là nền tảng, quy tắc xử sự của mối quan hệ giữa ĐTV với người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… nhằm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có một số điều luật 382, 383, 384,... quy định cấu thành tội phạm đối với các hành vi như: khai báo gian dối, từ chối khai báo, cung cấp tài liệu sai sự thật... Nhưng chưa có quy định mang tính chế tài đối với những người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… không hợp tác, nhiệt tình giúp đỡ, thiếu thiện chí đối với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện các hoạt động tố tụng. Để đạt được hiệu quả trong hoạt động điều tra, ĐTV cần khéo léo, tích cực, có thái độ đúng mực, đôi lúc phải sử dụng biện pháp nghiệp vụ để hỗ trợ khi thực hiện các hoạt động điều tra đối với người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và phải đặt mục đích nhiệm vụ, hiệu quả công tác, tính chính xác của thông tin, tài liệu được cung cấp là quan trọng nhất.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu, nhận thức một số vấn đề lý luận về điều tra, hoạt động của Điều tra viên theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, học viên đã đưa ra được khái niệm về Điều tra viên, rút ra được đặc điểm của điều tra viên và

làm rõ địa vị pháp lý của điều tra viên. Điều tra viên là người có vai trò quan trọng trong phát hiện, điều tra làm rõ tội phạm và người phạm tội một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan, sai người vô tội, bảo đảm công tác điều tra, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vai trò này được thể hiện ở các khía cạnh như sau:

- ĐTV là người đầu tiên tiếp nhận, kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác tội phạm, giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.

- ĐTV là người trực tiếp lập và tổ chức thực hiện kế hoạch điều tra VAHS, trực tiếp thực hiện các biện pháp điều tra theo luật định để thu thập chứng cứ chứng minh vụ án, thực hiện các quyết định của Thủ trưởng CQĐT.

- ĐTV là người đánh giá chứng cứ vụ án trên cơ sở quy định của pháp luật, giữ vai trò quan trọng trong quyết định cuối cùng của tiến trình điều tra, kết luận điều tra, đề nghị truy tố hay không truy tố người thực hiện tội phạm.

Hoạt động của Điều tra viên phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Từ đó, luận văn đã chỉ ra vai trò quan trọng của ĐTV, cũng như mối quan hệ giữa ĐTV với các chủ thể khác trong hoạt động tiến hành TTHS. Điều đó cho thấy trong giai đoạn điều tra vụ án, cá nhân ĐTV luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, đảm bảo tính khách quan, chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động tố tụng quyết định việc thành công hay thất bại của toàn bộ quá trình điều tra VAHS. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐTV trong điều tra VAHS là rất cần thiết trong tình hình hiện nay.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)