Yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Điều tra viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 64 - 65)

và quyền hạn của Điều tra viên

Để hoàn thiện quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐTV cần đáp ứng yêu cầu:

Phải đảm bảo việc xử lý kịp thời, nhanh chóng, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội tham nhũng và các loại tội phạm có tổ chức; bảo vệ trật tự kỷ cương; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, khám phá các vụ án hình sự nhằm phát hiện tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, áp dụng các biện pháp điều tra được quy định trong luật tố tụng hình sự để chứng minh tội phạm và người phạm tội là yêu cầu quan trọng đặt ra trong công tác điều tra xử lý tội phạm. Đây là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của một nền tư pháp trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

Tăng cường công tác chỉ đạo trong việc điều tra, xử lý các vụ án trọng điểm, không để vi phạm thời hạn điều tra, không để xảy ra oan sai và vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm như ép cung, bức cung, dùng nhục hình. Nâng cao chất lượng hồ sơ vụ án, không để hồ sơ bị trả đi trả lại nhiều lần. Nâng cao chất lượng của công tác kỹ thuật hình sự, giám định tư pháp nhằm hỗ trợ một cách có hiệu quả công điều tra, xử lý tội phạm. Nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản, công tác nghiệp vụ trinh sát nhằm kịp thời phát hiện tội phạm, không để xảy ra tình trạng tồn, đọng, tắc án, không kịp thời phát hiện tội phạm. Kiện toàn tổ chức của các Cơ quan điều tra, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ Điều tra viên và cán bộ điều tra đảm bảo cả về số lượng, năng lực, trình độ chuyên

môn và phẩm chất đạo đức, nhất là đội ngũ cán bộ ở cấp quận, huyện.

Công tác điều tra, xử lý tội phạm phải gắn liền với công tác phòng ngừa tội phạm, trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm phải kịp thời phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm từ đó đề xuất các biện pháp nhằm ngăn chặn, loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện đó.

Do đó, phải hoàn thiện pháp luật về mô hình tổ chức hoạt động của CQĐT các cấp, các ngành theo hướng tinh gọn đầu mối, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, kết hợp chặt chẽ giữa công tác điều tra trinh sát và điều tra ban đầu với hoạt động tố tụng của ĐTV, CQĐT; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của CQĐT, ĐTV trong mối quan hệ với các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo hướng CQĐT chuyên trách có trách nhiệm điều tra tất cả các vụ án hình sự, còn các cơ quan khác chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ, ban đầu và tiến hành một số biện pháp điều tra theo yêu cầu của cơ quan chuyên trách.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật TTHS về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CQĐT, ĐTV cho phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động của CQĐT, ĐTV trong tình hình hiện nay.

Đảm bảo mục tiêu đổi mới, cải cách hoạt động của các cơ quan tư pháp, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng, Nhà nước đã đề ra thông qua Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nguyên tắc “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, giữ vững thiết chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, bảo đảm tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)