Thực trạng hoạt động điều tra của Điều tra viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 46 - 58)

năm 2015 - 2020

2.2.1. Thực trạng hoạt động điều tra của Điều tra viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phố Đà Nẵng

Trong thời gian 05 năm qua (2015 - 2020) Công an thành phố Đà Nẵng đã tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Công an, Công an thành phố Đà Nẵng đã triển khai kiện toàn về tổ chức bộ máy nói chung, trong đó có CQĐT trên tất cả các phương diện: về mô hình tổ chức, biên chế, chức năng, nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ chuyên môn về nghiệp vụ nghiệp vụ điều tra; trang thiết bị và cơ sở vật chất. Tổ chức triển khai nghiêm túc Luật Tổ chức CQĐTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Về tổ chức CQĐT các cấp và thẩm quyền điều tra: trước đây được triển khai theo Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004 và hiện nay theo Luật Tổ chức CQĐTHS năm 2015, hệ thống CQĐT Công an thành phố Đà Nẵng được hoàn thiện gồm 02 cấp

(như đã phân tích ở mục 2.1.2). Cấp thành phố gồm 02 CQĐT: Cơ quan An ninh

điều tra và Cơ quan Cảnh sát điều tra. Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp thành phố, chỉ có Phòng An ninh điều tra; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp thành phố gồm 04 đơn vị: Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra; Phòng Cảnh sát hình sự; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện gồm có 04 đơn vị: Đội điều tra tổng hợp; Đội Cảnh sát hình sự; Đội Cảnh sát kinh tế; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý.

Qua thời gian thực hiện, về cơ bản hệ thống CQĐT thuộc CATP Đà Nẵng đã đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, trong quá trình điều tra các VAHS theo quy định

của pháp luật tố tụng hình sự, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn bộc lộ một số bất cập cần tập trung khắc phục như: các đơn vị chỉ tập trung chú trọng công tác điều tra theo tố tụng mà chưa coi trọng công tác trinh sát, do thực hiện theo mô hình hệ thống tổ chức các CQĐT nên việc bố trí cán bộ có nơi bị dàn trải, phân tán, chưa hợp lý, nhất là đội ngũ ĐTV, cũng như các chế độ, chính sách đối với ĐTV cần phải tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 523/2004/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 về việc giao thẩm quyền xét xử cho TAND cấp huyện theo quy định khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003 (nay quy định tại Khoản 1, điều 268 BLTTHS năm 2015) được giao thẩm quyền xét xử các vụ án có khung hình phạt cao nhất đến 15 năm tù. Việc tăng thẩm quyền này đã đạt hiệu quả trong việc giảm tải số lượng án sơ thẩm ở cấp thành phố, rút ngắn thời gian giải quyết các vụ án từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo và những người có liên qua. Việc tăng thẩm quyền xét xử cho TAND cấp quận, huyện đồng nghĩa với việc các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp cũng phải thực hiện nhiệm vụ khởi tố, điều tra, truy tố theo thẩm quyền mới. Điều đó đòi hỏi trình độ của người tiến hành tố tụng (ĐTV, KSV, Thẩm phán…) phải được nâng lên và tăng cường bổ sung biên chế cho các lực lượng này kịp thời để đáp ứng yêu cầu công tác. Thực tế, thời gian qua Công an thành phố Đà Nẵng đã tăng cường nhân lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, xử lý tội phạm ở cấp quận, huyện. Đã luân chuyển, điều động 35 đ/c (có 04 đ/c lãnh đạo cấp phòng) ở các Phòng điều tra tăng cường cho Công an quận, huyện. Cử 68 cán bộ, Điều tra viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, bổ nhiệm mới 31 Điều tra viên cho CQĐT Công an cấp quận, huyện. Trong năm 2018, CATP Đà Nẵng đã phối hợp Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức thi tuyển Điều tra viên, gồm có 75 đồng chí tham gia (trong đó thi tuyển ngạch ĐTV cao cấp là 14 trường hợp; ngạch ĐTV trung cấp là 29 trường hợp ngạch ĐTV cao cấp là 32 trường hợp) để đảm bảo đủ các tiêu chuẩn khi bổ nhiệm. Nhìn chung trong thời gian qua các đơn vị được tăng

thẩm quyền điều tra theo quy định đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về đội ngũ ĐTV: Thực hiện theo Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004 (nay là Luật Tổ chức CQĐTHS năm 2015), Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng rất quan tâm, chú trọng đến lĩnh vực công tác điều tra, do đó công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh Điều tra viên luôn đảm bảo thực hiện đúng theo các trình tự, thủ tục quy định; việc bổ nhiệm các chức danh tư pháp theo tiêu chuẩn mới đúng, chính xác, kịp thời đã tạo động lực cho CBCS không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực điều tra.

Năm 2015, Công an thành phố Đà Nẵng có tổng số 132 ĐTV, trong đó cấp thành phố: 51 (chiếm 38,64%); cấp quận, huyện 81 (chiếm 61,36%). Đến năm 2019 có tăng lên tổng số là 163 ĐTV, trong đó cấp thành phố: 61 (chiếm 37,42%); cấp quận, huyện 102 (chiếm 62,58%). Trong đó Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT là 20 đồng chí. Trong số 163 ĐTV (kể cả Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT), gồm 20 ĐTV Cao cấp; 82 ĐTV Trung cấp; 61 ĐTV Sơ cấp, [Bảng 2.3].

Để xây dựng được đội ngũ Điều tra viên như trên đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định và yêu cầu công tác, trong những năm qua Công an thành phố Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chọn cử cán bộ đi đào tạo các hệ liên thông chính quy, cao học tại các trường Đại học An ninh nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân; cử đi học bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra 68 đồng chí, liên kết với Học viện Cảnh sát nhân dân mở 03 lớp Cao học Luật, liên kết với Học viện CSND, Học viện ANND mở 02 lớp tổ chức thi tuyển ĐTV cho CBCS thuộc CATP Đà Nẵng để đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm ĐTV theo quy định mới là phải trúng tuyển vào ngạch ĐTV sơ cấp, trung cấp, cao cấp mới được bổ nhiệm theo quy định… Nhờ đó từ năm 2015 có 04/163 ĐTV chưa tốt nghiệp đại học (2,45%), đến nay có 163/163 ĐTV đã tốt nghiệp đại học (100%), không có ĐTV nào chưa tốt nghiệp đại học. Hiện nay, có 13/163 ĐTV có bằng thạc sĩ Luật (7,97%).

Tuy nhiên, so với yêu cầu công tác đặt ra trong tình hình mới, thì đội ngũ ĐTV hiện nay của Công an thành phố Đà Nẵng vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được

yêu cầu, nhiệm vụ công tác điều tra trước diễn biến tình hình tội phạm ngày càng nhiều và phức tạp.

Mặt khác khi triển khai thực hiện Luật Tổ chức CQĐTHS năm 2015 và Đề án số 04 của Bộ Công an về thi tuyển ĐTV CAND, Thông tư số 39/2017/TT-BCA, ngày 10/10/2017 của Bộ Công an quy định về việc bổ nhiệm Điều tra viên theo tiêu chuẩn chức danh mới: Phải có trình độ nghiệp vụ Đại học ANND, Đại học CSND chuyên ngành điều tra tội phạm hoặc Đại học ANND, Đại học CSND chuyên ngành khác (không phải chuyên ngành Điều tra tội phạm) hoặc Cử nhân Luật trở lên

(chuyên ngành Luật hình sự, Luật Tố tụng hình sự), phải có Chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định; bên cạnh đó phải có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên và trình độ Ngoại ngữ từ Chứng chỉ B trở lên…, phải trúng tuyển trong kỳ thi vào ngạch ĐTV sơ cấp, trung cấp, cao cấp tương ứng khi bổ nhiệm ngạch ĐTV theo quy định, nên nhiều đồng chí là cán bộ có năng lực, có nhiều kinh nghiệm trong công tác điều tra nhưng không đủ điều kiện để bổ nhiệm ĐTV, nhất là những đồng chí chưa có Chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển ĐTV nên không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn về bằng cấp theo quy định của Bộ Công an. Bên cạnh đó, một bộ phận ĐTV mặc dù đủ điều kiện về bằng cấp, tiêu chuẩn nhưng năng lực điều tra có mặt còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, còn bỏ sót lọt tội phạm, quan hệ với đối tượng điều tra, làm sai quy trình công tác, có trường hợp do kiến thức pháp luật non kém dẫn đến vi phạm nguyên tắc tố tụng... nên không thể bổ nhiệm nâng ngạch ĐTV, chính điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác điều tra án.

Kết quả hoạt động điều tra của CQĐT, ĐTV trong việc điều tra các vụ án hình sự của Công an thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua từ năm 2015 - 2019 như sau: Thực hiện việc tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 100 BLTTHS năm 2003 (nay tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 143 BLTTHS năm 2015), Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP- BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát

triển nông thôn, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Lực lượng Công an các cấp trên địa bàn thành phố đã tiếp nhận 7.702 tin báo, tố giác về tội phạm, trong đó đã khởi tố 3.917 vụ với 6.036 bị can, không khởi tố, xử lý hành chính 4.408 đối tượng, chuyển đơn vị khác giải quyết theo thẩm quyền là 1.129 tin.

Về tình hình công tác bắt giam, giữ, khởi tố, điều tra xử lý: Tổng số bắt giam, giữ, khởi tố3.917 vụ, 6.036 đối tượng, [Bảng 2.3] gồm:

- Án về tội phạm xâm phạm trật tự xã hội: 2.652 vụ, 4.289 đối tượng.

- Án về tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng và chức vụ: 49 vụ, 116 đối tượng.

- Án về tội phạm ma túy: 911 vụ, 1.299 đối tượng. - Án về tội phạm công nghệ cao: 16 vụ, 23 đối tượng. - Án về tội phạm khác: 274 vụ, 281 đối tượng.

- Án xâm phạm ANQG: 15 vụ, 28 đối tượng.

Các trường hợp bắt, khởi tố gồm: Bắt quả tang: 1.023 vụ, 1.396 đối tượng; Bắt khẩn cấp (bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp từ năm 2018 trở đi): 368 vụ, 623 đối tượng; Bắt tạm giam: 947 vụ, 1.631 đối tượng; Bắt truy nã: 26 vụ, 33 đối tượng; Đầu thú: 49 vụ, 86 đối tượng; Tự thú: 03 vụ, 03 đối tượng; Bảo lĩnh: 02 vụ, 09 đối tượng; Đặt tiền: 01 vụ, 01 đối tượng; Khởi tố cho tại ngoại: 51 vụ, 2.010 đối tượng; Khởi tố truy nã: 51 vụ, 118 đối tượng.

Công tác bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, CQĐT các cấp đã thực hiện đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất việc bắt oan sai.

Tổng số án thụ lý trong 5 năm (2015-2019) là 4.795 vụ, 7.400 bị can. Kết quả điều tra xử lý chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố: 3.591 vụ, 5.818 bị can; Đình chỉ điều tra: 69 vụ, 72 bị can; Tạm đình chỉ điều tra: 238 vụ, 88 bị can; Nhập vụ án: 06 vụ, 05 bị can; Án chuyển đi: 02 vụ, 02 bị can, [Bảng 2.4].

CQĐT các cấp về cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác đấu tranh xử lý tội phạm; tỷ lệ khởi tố vụ án, khởi tố bị can và kết luận điều tra chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố năm sau cao hơn năm trước, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, xử lý đúng người, đúng tội. Từng bước nâng cao chất lượng công tác điều tra xử lý tội phạm, góp phần giữ vững ANTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Giám đốc Công an thành phố, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, lực lượng CSĐT Công an thành phố đã bám sát nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác, thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp, mục tiêu đề ra. CQĐT hai cấp đã chấp hành nghiêm túc những quy định của BLTTHS 2003, Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004, các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Tổ chức CQĐTHS năm 2015 và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong việc phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ; tập trung chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác điều tra, xử lý tội phạm; đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án trọng điểm; phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong điều tra truy tố, xét xử các vụ án hình sự, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vận dụng các quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2013/ TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013 của Bộ Trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS năm 2003 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, nên công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp; đã phát hiện, khởi tố điều tra và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

Từ năm 2015 đến 2020, Công an thành phố đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 1.435 trường hợp người nước ngoài vi phạm với tổng số tiền xử phạt hơn 11 tỷ đồng, hủy thị thực, buộc xuất cảnh hơn 70 người nước ngoài; phối hợp bắt hơn 50 đối tượng truy nã là người nước ngoài.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, công tác bắt, giam, giữ, điều tra xử lý tội phạm vẫn còn tồn tại, hạn chế như sau:

- Từ năm 2015 đến năm 2017, (giai đoạn này vẫn thực hiện theo quy định của BLHS năm 1999, BLTTHS năm 2003, Pháp lệnh TCĐTHS năm 2004): có 58 trường hợp Viện Kiểm sát các cấp trả hồ sơ điều tra bổ sung (trong đó Tòa án nhân dân trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát 44 trường hợp; Viện Kiểm sát trả hồ sơ cho CQĐT 14 trường hợp, có 07 trường hợp Viện kiểm sát trả lần hai và có 01 trường hợp Viện kiểm sát trả lần ba). Trong đó: Theo Khoản 1 Điều 168 BLTTHS năm 2003 (Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được): 44 trường hợp; Theo Khoản 2 Điều 168 BLTTHS năm 2003 (Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác): 10 trường hợp; Theo Khoản 1, 2 Điều 168 BLTTHS năm 2003: 04 trường hợp.

- Từ năm 2018 đến 2019 (thực hiện theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa

đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), BLTTHS năm 2015, Luật

Tổ chức CQĐTHS năm 2015): Có 54 trường hợp VKS các cấp trả hồ sơ điều tra bổ sung (Tòa trả viện, viện trả CQĐT: 12 trường hợp; trả lần hai: 03 trường hợp). Thiếu chứng cứ (Điểm a Khoản 1 Điều 245 BLTTHS 2015): 37 trường hợp; Có căn cứ khởi tố bị can về tội khác (Điểm b Khoản 1 Điều 245 BLTTHS 2015): 09 trường hợp; Có người đồng phạm hoặc phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can (Điểm c Khoản 1 Điều 245 BLTTHS 2015): 07 trường hợp; Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (Điểm d Khoản 1 Điều 245 BLTTHS 2015): 01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)