Hoàn thiện các quy định về Cơ quan điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 67 - 68)

Tiếp tục quán triệt các quan điểm cơ bản trong tiến trình cải cách tư pháp theo tinh thần nội dung Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, để tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, điều tra xử lý tội phạm, cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS về CQĐT.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức CQĐTHS năm 2015 về thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra và Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân để đảm bảo cho ĐTV thực hiện tốt nhiệm vụ điều tra. Trong thời gian qua, mặc dù một số vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Cơ quan CSĐT giao cho Cơ quan ANĐT thụ lý nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo hoạt động điều tra nhanh chóng, song về nguyên tắc là chưa đúng quy định của pháp luật TTHS về thẩm quyền điều tra. Điều này đặt ra yêu cầu phải phân định lại thẩm quyền điều tra giữ hai hệ thống CSĐT và ANĐT cho phù hợp với thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay, [2, tr.150].

Hoạt động điều tra của CQĐT, ĐTV là hoạt động tư pháp liên quan trực tiếp đến quyền tự do, dân chủ của nhân dân, rất dễ bị lạm dụng để trục lợi, vi phạm pháp luật. Mặt khác, đây là hoạt động tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật nên đòi hỏi phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng về các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ nhằm hạn chế các sai sót có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước.

Do đó, tổ chức và hoạt động của CQĐT phải đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng và sự điều hành của Nhà nước trên cơ sở tuân thủ pháp luật, trong đó phải quán triệt các nguyên tắc:

và pháp luật của Nhà nước, tính đồng bộ về mối quan hệ pháp luật đối với tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp khác trên nguyên tắc tính độc lập tương đối và phối hợp lẫn nhau trong thực thi nhiệm vụ chung.

- Cải cách tư pháp và đổi mới hoạt động của các cơ quan tư pháp về tổ chức và chức năng của bộ máy Nhà nước cần được khẳng định trong các nghị quyết Đại hội Đảng.

- Phải giải quyết đúng đắn những vướng mắc trong quan hệ giữa các cơ quan chức năng và các nhiệm vụ trên lĩnh vực tư pháp hình sự, nhất là quan hệ giữa các lực lượng nghiệp vụ, điều tra trinh sát và điều tra tố tụng; quan hệ với các cơ quan tư pháp khác.

- Phải bảo đảm yêu cầu xây dựng CQĐT nói chung, Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp nói riêng, tinh gọn đầu mối, tinh giản bộ máy, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, nhanh, kịp thời. Đặc biệt là tổ chức bộ máy điều tra tinh gọn; xây dựng đội ngũ cán bộ điều tra đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra viên trong tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)