Thị biểu diễn đường hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân dòng và biểu hiện gen mã hóa protein ompl1 của chủng leptospira spp trong escherichia coli (Trang 68 - 70)

Sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính xây dựng được, chúng tôi đã xác định được nồng độ protein OmpL1 tái tổ hợp sau tinh sạch là 1,653mg/mL.

Sau khi biểu hiện protein OmpL1 theo quy trình tối ưu, từ 1l dịch ni ban đầu đã thu được 100ml dịch protein tổng số. 10 lần tinh sạch đã được thực hiện mỗi lần 10ml, kết quả thu được 5 phân đoạn (1ml/phân đoạn) có peak mỗi lượt tinh sạch. Như vậy, từ 1l dịch biểu hiện ban đầu đã thu được 50ml dịch protein OmpL1 tinh sạch.

0 0.252 0.535 1.020 1.469 1.775 y = -0.6404x2+ 2.153x + 0.02 R² = 0.9949 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 0 1 1 2 2 3

3.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH MIỄN DỊCH CỦA PROTEIN TÁI TỔ HỢP OmpL1 HỢP OmpL1

3.3.1. Thí nghiệm sinh đáp ứng miễn dịch trên chuột bạch

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, các động vật nhỏ như chuột nhắt trắng trong phịng thí nghiệm khơng thể tiêm được lượng lớn dung dịch thí nghiệm vì sẽ gây phù phổi, suy tạng dẫn đến động vật chết trước khi đánh giá độc tính. Trong thí nghiệm này, chúng tơi sử dụng keo phèn như một phụ gia làm tăng khả năng tạo kháng thể trên động vật thí nghiệm, đồng thời giảm liều protein đưa vào cơ thể chuột.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu tối ưu các điều kiện biểu hiện của protein tái tổ hợp OmpL1, 8 con chuột nhắt trắng đã được sử dụng cho thử nghiệm đánh giá khả năng kích thích tạo đáp ứng miễn dịch. Số chuột này được chia thành 3 nhóm, nhóm thứ nhất gồm 4 con được tiêm protein OmpL1, nhóm thứ 2 được tiêm chế phẩm vaccine Leptospira thương mại và nhóm thứ 3 được tiêm PBS dủ dụng làm đối chứng âm mỗi nhóm 2 cá thể (Hình 3.18). Cụ thể, nhóm tiêm protein OmpL1 được tiêm một liều 500 µl trong đó có chứa 0,8 mg protein OmpL1. Các bước được thực hiện theo mô tả trong phần phương pháp. Sau toàn bộ ba lần tiêm, ngoại trừ những con chuột được sử dụng để lấy máu thu huyết thanh sau mỗi tuần tiêm, tất cả những con chuột cịn lại đều sống sót sau thử nghiệm và có sức khỏe ổn định, khơng có dấu hiệu bất thường. Những con vật này được thu máu để tách huyết thanh cho quá trình đánh giá bằng Western Blot. Như vậy, liều lượng được chúng tôi sử dụng trong thử nghiệm phù hợp với động vật thí nghiệm hơn nữa, protein tái tổ hợp OmpL1 cũng đã chứng tỏ được sự an tồn khi khơng gây ra bất kì biến chứng nào cho con vật trong suốt quá trình thử nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân dòng và biểu hiện gen mã hóa protein ompl1 của chủng leptospira spp trong escherichia coli (Trang 68 - 70)