Hàm lượng methoxyl và ester hĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số tính chất hóa lý và đặc điểm cấu trúc của pectin từ cỏ biển enhalus acoroides ở khánh hòa (Trang 73 - 76)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT HĨA LÝ CỦA PECTIN

3.2.3.3. Hàm lượng methoxyl và ester hĩa

Hai chỉ số methoxyl (MI) và ester hĩa (DE) đƣợc sử dụng phổ biến để đánh giá tính chất đặc trƣng của pectin. Và trong nghiên cứu này, hai chỉ số MI và DE của pectin thu nhận từ phần rễ, thân gốc và lá của cỏ biển E. acoroides đƣợc xác định dựa trên trọng lƣợng tƣơng đƣơng đã đề cập ở phần

Kết quả xác định hai chỉ số là methoxyl (MI) và ester hĩa (DE) đƣợc thể hiện trong bảng 3.6. Chỉ số MI của phần rễ, thân và lá từ 3 – 5% ở cả 2 phân đoạn; trong khi đĩ, chỉ số DE ở phần thân đạt 76 – 78% ở phân đoạn F1 và F2 cao hơn so với rễ và lá lần lƣợt là 64 – 67% (F2).

Nhƣ vậy, qua kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số MI xấp xỉ 7% và chỉ số DE lớn hơn 50%. Căn cứ vào tiêu chuẩn chất lƣợng của pectin dựa trên hai chỉ số ME và DE, pectin thu đƣợc từ cỏ biển E. acoroides thuộc loại

pectin cĩ ester hĩa cao.

Theo các kết quả nghiên cứu trƣớc đây, pectin thu nhận từ hai lồi cỏ biển Z. marina và Phyllospadix iwatensis cĩ chỉ số DE lần lƣợt là 7,9% và

10,2% [12, 31]; những giá trị này thấp hơn nhiều so với pectin thu từ cỏ biển

E. acoroide (64-67%). Nhƣ vậy, pectin thu nhận từ cỏ biển E. acoroide trong

nghiên cứu hiện tại cĩ chỉ số DE khá cao so với các lồi cỏ biển đã đƣợc nghiên cứu và đƣợc cơng bố trƣớc đĩ. Cĩ thể nĩi cỏ biển thu nhận tại vùng biển Khánh Hịa cĩ những tính chất đặc trƣng khác so với những lồi cỏ biển đã đƣợc nghiên cứu trên thế giới. Sự khác nhau này cĩ thể đƣợc giải thích nhƣ sau: Pectin chiết từ cỏ biển E. acoroides đƣợc thu nhận tại biển Khánh Hịa

của Việt Nam, là vùng biển nhiệt đới khác hồn tồn so với pectin từ Z. marina và Phyllospadix iwatensis thu tại vùng biển ơn đới của Nga. Sự khác nhau về vị trí địa lý, mơi trƣờng sống và giống lồi cĩ thể là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tính chất của pectin thu nhận đƣợc, trong đĩ cĩ chỉ số DE. Cho đến nay, quá trình tách chiết pectin chủ yếu đƣợc thực hiện trên các đối tƣợng thực vật trên cạn; chỉ số DE của pectin thu nhận từ các lồi thực vật trên cạn ở mức khá cao. Ví dụ, chỉ số DE của pectin thu từ vỏ cam, quýt đạt mức khoảng 76% [62]; 33-79% [32]; 52% [59] và trong thanh long là từ 31- 52% [63].

Hàm lƣợng methoxyl là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm sốt thời gian và khả năng tạo gel của pectin [64]. Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy pectin thu nhận từ phần rễ, thân và lá của cỏ biển E. acoroide cĩ giá trị MI tƣơng ứng chỉ từ 3-5% ở cả 02 phân đoạn; giá trị thu đƣợc này thấp hơn so với pectin thu nhận từ các nguồn thực vật nhƣng khơng đáng kể nhƣ: vỏ xồi (7,33%), chuối (7,03%), vỏ bƣởi (8,57%) và chanh nhỏ (9,92%) [65]; 6,21% [59] nhƣng cao hơn trong thanh long là 2,98-4% [63] và trong măng cụt Indonesia là 2,86% [35]. Các pectin thƣơng mại thƣờng cĩ hàm lƣợng methoxyl nằm trong khoảng từ 8-11%. Đối với những pectin cĩ hàm lƣợng MI thấp hơn 7% đƣợc coi là pectin cĩ chỉ số methoxyl thấp. Hàm lƣợng methoxyl ảnh hƣởng đến quá trình tạo gel của pectin và khả năng phân tán pectin trong nƣớc; pectin với hàm lƣợng methoxyl cao cĩ khả năng phân tán trong nƣớc tốt hơn pectin cĩ hàm lƣợng methoxyl thấp [66]. Trong nghiên cứu này, pectin đƣợc thu nhận từ cả phần rễ, thân và lá của cỏ biển cĩ hàm lƣợng methoxyl thấp hơn 7%. Nhƣ vậy, pectin thu nhận từ cỏ biển đạt yêu cầu về chất lƣợng của pectin cĩ chỉ số methoxyl thấp.

Bảng 3.6: Các chỉ số đặc trƣng của pectin từ phần rễ, thân và lá của cỏ

biển E.acoroides Thành phần Rễ Thân F1 F2 F1 F2 F1 F2 AUA (%) 25,81 33,15 34,91 41,65 25,52 27,57 DE (%) 71,59 64,60 78,15 76,06 72,41 67,02 MI (%) 3,26 3,77 4,81 5,58 3,26 3,26 EW (g/mol) 2400 1500 2307,7 1764,7 2500 1935,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số tính chất hóa lý và đặc điểm cấu trúc của pectin từ cỏ biển enhalus acoroides ở khánh hòa (Trang 73 - 76)