Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 42)

7. Kết cấu của Luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc của

1.4.1. Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc của một số nước một số nước

Việt Nam đang trong tiến trình hồn thiện pháp luật về BHXH bắt buộc, để có thể tránh được những vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình hồn thiện. Chúng ta cần phải nghiên cứu từ việc hoàn thiện pháp luật về BHXH bắt buộc của nhiều nước trên thế giới, em xin lựa chọn một só nước theo tiêu chí: Các nước phát triển, các nước cùng khu vực với mục đích tìm ra các vấn đề tồn tại để rút ra các bài học kinh nghiệm và áp dụng linh hoạt vào thực tiễn tại Việt Nam. Sau đây, em xin đưa ra một số pháp luật về BHXH bắt buộc ở các nước trên thế giới.

1.4.1.1. Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở nước Mỹ

BHXH Liên bang được thiết lập cho những người có việc làm, bản thân những người vẫn đang làm việc và đã từng làm việc và người thân trong gia đình cũng có

thể tham gia. Chủ yếu bao gồm tiền về hưu, tiền dưỡng lão, tiền dành cho người tàn tật, trợ cấp tử tuất, trợ cấp tai nạn lao động và thất nghiệp (thời gian trợ cấp thông thường là từ 6 đến 9 tháng, căn cứ theo tình hình của từng bang mà có thể được kéo dài thời gian trợ cấp).

Về mức đóng BHXH: Được chia bằng nhau giữa chủ sử dụng lao động và NLĐ, mỗi bên đóng 7,65% theo mức tiền lương của NLĐ.

Theo quy định của chính quyền liên bang thì một người đã tham gia bảo hiểm tối thiểu 10 năm thì được phép xin hưởng lương hưu khi đạt 62 tuổi nhưng lương hưu sẽ bị cắt bớt, cịn để được hưởng đầy đủ lương hưu thì họ phải làm việc tới năm 65-67 tuổi, tùy vào năm sinh của người đó. Về vấn đề tính lương hưu, nếu trước tuổi nghỉ hưu tiêu chuẩn mà NLĐ vẫn quyết định về hưu thì lương hưu của họ sẽ bị trừ theo tỷ lệ phần trăm so với mức tiêu chuẩn. Cụ thể ở đây, mỗi một tháng nghỉ hưu trước tuổi bạn sẽ bị trừ 0.5%, tức nếu nghỉ hưu trước 1 năm sẽ mất 6% lương hưu so với mức lương hưu tối đa (theo Tạp chí bảo hiểm xã hội).

1.4.1.2. Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Mông Cổ

Mông Cổ là một quốc gia Trung Á giáp với Liên Bang Nga về phía Bắc và Trung Quốc về phía Nam. Tại Mơng Cổ, Cơ quan BHXH Quốc Gia Mông Cổ là cơ quan thực hiện chính sách BHXH và bảo hiểm y tế (BHYT). Đối với chính sách BHXH, cơ quan BHXH Quốc Gia Mông Cổ thực hiện các chế độ BHXH theo Bộ luật BHXH (bao gồm 7 nhóm đạo luật BHXH khác nhau; Bộ Luật BHXH được thông qua năm 1994 và thực hiện từ năm 1995). Hiện tại BHXH được chia làm 5 chế độ riền biệt:

(1) Chế độ Hưu trí; (2) Chế độ Trợ cấp; (3) Chế độ BHYT; (4) Bảo hiểm TNLĐ; (5) Bảo hiểm thất nghiệp.

Quỹ BHXH được dùng để thanh tốn chính sách BHXH về hưu trí và các trợ cấp, cung cấp tài chính cho các chi phí hành chính và các chi phí khác trong lĩnh vực BHXH theo luật định.

Mức đóng BHXH tại Mơng Cổ từ 11% đến 13% thu nhập đối với người sử dụng lao động, 10% thu nhập đối với NLĐ (theo Tạp chí bảo hiểm xã hội).

1.4.1.3. Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Thái Lan

Cho đến nay, Thái Lan vẫn còn hai Luật ASXH (tức BHXH) đang cùng có hiệu lực. Một đạo luật ban hành năm 1990 và một đạo luật ban hành năm 1994 (sử đổi, bổ sung một số điều trong đạo luật năm 1990 và được gọi chính thức là Luật ASXH lần thứ 2).

Việc quy định người tham gia BHXH không thống nhất ở các chế độ, cụ thể: đối với các chế độ trợ cấp mất khả năng lao động, hưu trí, tử tuất, ốm đau và thai sản, những người bắt buộc phải tham gia là những người làm việc trong các doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên; còn đối với chế độ TNLĐ là những người làm việc trong các ngành công nghiệp hoặc các hãng thương mại có từ 10 lao động trở lên, các ngành khác không bắt buộc.

Tuổi nghỉ hưu ở Thái Lan quy định chung cả nam và nữ đối với các viên chức Chính Phủ từ Trung ương đến địa phương: với quân đội, cảnh sát là 60 tuổi, các đối tượng khác là 55 tuổi.

Điểm đáng chú ý ở đây là, Luật ASXH không áp dụng đối với các quan chức Chính Phủ và các viên chức thường xuyên, các viên chức tạm tuyển làm việc theo ngày và theo giờ của chính quyền Trung Ương, chính quyền tỉnh và chính quyền địa phương, trừ các viên chức tạm tuyển làm việc theo tháng. Các đối tượng này được điều chỉnh bằng một đạo luật khác, theo đó họ chỉ phải đóng 3% tiền lương tháng để nhận chi phí điều trị khi ốm đau và lương hưu do Chính Phủ đảm bảo sau khi đã đủ các điều kiện về tuổi đời và thời gian phục vụ.

Về mức sống, Điều 46 Luật ASXH năm 1990 quy định: Chính Phủ, người sử dụng lao động và người tham gia BHXH đóng góp như nhau theo quy định của Bộ

lao động và Phúc lợi, nhưng không quá các mức do luật quy định (theo Tạp chí bảo hiểm xã hội).

1.4.1.4. Pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Nhật Bản

Đặc điểm của Nhật Bản là không tồn tại một hệ thống bảo đảm xã hội thống nhất mà các chế độ được quản lý một cách riêng biệt tùy theo chức năng và đối tượng tham gia nên việc thu BHXH cũng do các cơ quan khác nhau thực hiện:

Bảo hiểm cơng ty tức là BHXH (trong đó có bao gồm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm lao động, bảo hiểm tai nạn lao động,..) mà những người đang làm việc tại một cơng ty hay cơ quan nào đó tham gia để được hưởng các quyền lợi bảo hiểm khi gặp các vấn đề về sức khỏe, lao động.... Đây là loại bảo hiểm do các cơng ty – nghiệp đồn bảo hiểm phụ trách. Cơng ty tham gia vào nghiệp đồn bảo hiểm nào, thì sẽ được đăng ký bảo hiểm theo nghiệp đồn bảo hiểm đó, và tùy vào từng công ty mà chế độ bảo hiểm cũng khác nhau đôi chút, tiền bảo hiểm loại này sẽ do người sử dụng lao động đóng 50% và NLĐ đóng 50%.

Chế độ lương hưu ở Nhật Bản, là một loại bảo hiểm bắt buộc phải tham gia. Tất cả mọi người, kể cả người ngoại quốc trong độ tuổi từ 20 đến 60 khi sinh sống ở Nhật phải có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm hưu trí. Phí bảo hiểm hưu trí cơ bản là một khoản tiền cố định, khơng phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính hay thu nhập của người nộp. Tuy nhiên số tiền này thường thay đổi theo từng năm theo chính sách của Chính phủ. Những người làm việc tại các công ty thì được các cơng ty này đóng cho 50% số phí. Khi tham gia và đóng đầy đủ theo số năm quy định (đạt trên 10 năm), khi về già (sau 65 tuổi), người tham gia sẽ được hưởng trợ cấp lương hưu hàng tháng. Một số trường hợp bị thương tật hoặc tử vong trước 65 tuổi sẽ nhận được hỗ trợ. Chi phí bảo hiểm hàng tháng sẽ khác nhau tùy theo mức thu nhập của đối tượng tham gia BHXH và tùy theo quy định của từng địa phương. Trợ cấp BHXH có thể được chi trả theo từng tháng hoặc thành một số lần trong năm (theo Tạp chí bảo hiểm xã hội).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)