7. Kết cấu của Luận văn
3.2. Định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Pháp luật về BHXH bắt buộc được điều chỉnh để đáp ứng với những định hướng đổi mới BHXH bắt buộc và chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm sự phát triển của quỹ BHXH bắt buộc, quyền lợi người thụ hưởng BHXH bắt buộc cũng như đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các quy định hiện hành về BHXH bắt buộc chưa theo kịp sự tương thích trong các quy định của cơng ước quốc tế và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.
3.2. Định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam ở Việt Nam
Tổ chức thực hiện thắng lợi quan điểm chỉ đạo của Đảng về ASXH, BHXH tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng: “... Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống ASXH đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát huy và thực hiện tốt các chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động...”.
Quán triệt, thể chế hóa và hồn thành mục tiêu tổng qt, mục tiêu cụ thể cũng như 11 nội dung cải cách và 5 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, Luật BHXH và văn bản hướng dẫn thi hành từ nhận thức, tư duy và hành động trong các tầng lớp nhân dân. Bằng việc phát huy, khơi dậy nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều” của dân tộc, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH gắn với các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, để cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thấy rõ hơn vai trị, ý nghĩa, lợi ích của việc tham gia BHXH với tiến bộ, cơng bằng, ổn định chính trị, xã hội, nâng cao đời sống nhân
dân, phát triển ổn định, bền vững đất nước, từ đó hình thành nhu cầu tự giác tham gia, ý thức chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về BHXH.
Tổ chức thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật về BHXH của Đảng, Nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả và chỉ số uy tín, minh bạch trong hoạt động BHXH với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Từ những kết quả đạt được, cũng như hạn chế, thiếu sót và vướng mắc trong thực tiễn công tác BHXH, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, chủ động nghiên cứu, xây dựng, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với chính sách, pháp luật về chế độ tiền lương, việc làm, chính sách đối với người có cơng với cách mạng. Trong đó, quy định cụ thể cơ chế quản lý đầu tư của Quỹ BHXH, bảo đảm an tồn, bền vững, hiệu quả, góp phần tạo mơi trường BHXH lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và NLĐ; kết hợp hài hồ các ngun tắc đóng - hưởng, cơng bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững trong BHXH.
Làm tốt cơng tác phịng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, hồn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực BHXH để xử lý kịp thời hành vi vi phạm. Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế phối hợp số 3461/QCPH-TCCS-BHXH, ngày 16-8-2017, của Tổng cục Cảnh sát và BHXH Việt Nam trong cơng tác phịng, chống tội phạm và các vi phạm Luật BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, mà trọng tâm là kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi, tham nhũng BHXH.
Sớm nghiên cứu, xây dựng ban hành hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm, như Điều 213 (Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 214 (Tội gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp); Điều 215 (Tội gian lận bảo hiểm y tế); Điều 216 (Tội trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ).
Chủ động phát hiện, đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch, phản động đối với việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về ASXH, trong đó có chính sách, pháp luật liên quan đến BHXH.