7. Kết cấu của Luận văn
1.4.2. Đánh giá về việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc
các nước
- Việc đổi mới và hồn thiện các chính sách pháp luật về BHXH. Về lâu dài, cần hình thành khung các chính sách, chế độ BHXH năng động theo xu hướng cộng đồng quốc tế đang hướng tới. Chỉ có cách tiếp cận này thì các chế độ BHXH mới có thể bao phủ hết nhu cầu của NLĐ. Như ở Mỹ vậy, tuổi về hưu sớm nhất là 65 tuổi và muộn nhất là 67 tuổi, lâu hơn rất nhiều so với một số nước, có lẽ đây là một trong những điều mà các nước đang bàn về việc tăng tuổi nghỉ hưu.
- Chính phủ đóng vai trị rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách, thực thi pháp luật về BHXH để cho NLĐ đảm bảo được cuộc sống khi ốm đau, thai sản… hay nghỉ hưu.
- Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, các nước có những quy định cụ thể khác nhau về mức đóng, điều kiện hưởng và mức hưởng.
- Tổ chức quản lý hoạt động BHXH ở các nước khác nhau cũng khác nhau, khơng có mơ hình chung cho tất cả các nước; thông thường mỗi chế độ BHXH đều do một tổ chức thực hiện, ít có tổ chức thực hiện cùng một lúc nhiều chế độ khác nhau.
- Công tác BHXH, ứng với các loại đối tượng là một loại quy trình cụ thể và bằng phương pháp quản lý hiện đại, kết hợp chặt chẽ nhiều khâu theo một quy trình nhất định bắt đầu từ việc đăng ký đối tượng tham gia BHXH. Kết thúc bằng việc xác định chính xác kết quả đóng góp của từng người để những người tham gia được hưởng các chế độ BHXH khi họ đủ điều kiện.
- Các nước đều có hệ thống ngân hàng phát triển mạnh, Nhà nước quản lý chặt chẽ thu nhập của NLĐ thông qua hệ thống ngân hàng và trích nộp các khoản cũng đều qua hệ thống ngân hàng.
- Với hệ thống quản lý hiện đại, các nước phát triển hầu như không cần tới biện pháp chống thất thu, tuy nhiên, một số lao động khơng làm việc trong nhà máy, xí nghiệp, mà hoạt động trong các lĩnh vực tư, thu nhập bằng tiền mặt không qua hệ
thống ngân hàng, Nhà nước khơng kiểm sốt được thu nhập, đây cũng là một thất bại trong công tác thu BHXH của các nước.
- Trong q trình thực hiện chính sách BHXH, Nhà nước vẫn có vai trị rất quan trọng trong quản lý hoạt động BHXH, thông qua việc định hướng, xây dựng pháp luật, chính sách, khi cần thiết mới hỗ trợ từ ngan sách cho các quỹ, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt việc thanh tra, kiểm tra.
Với đặc thù quản lý BHXH của mỗi nước sẽ có những nghiên cứu, xây dựng một quy trình sao cho phù hợp với thực tế và tương lai phát triển của mỗi nước đối với công tác BHXH, nhằm đem lại kết quả, hiệu quả cao nhất. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia, bảo đảm được độ chính xác cũng như các nguyên tắc quản lý tài chính chặt chẽ và đề ra được những biện pháp hữu hiệu để quản lý pháp luật về BHXH đạt hiệu quả.
Kết luận chương 1
BHXH bắt buộc là sự bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi NLĐ bị suy giảm hay mất khả năng lao động dẫn đến bị suy giảm hay mất thu nhập. BHXH bắt buộc giữ vai trò quan trọng đối với NLĐ, người sử dụng lao động và Nhà nước BHXH bắt buộc là trụ cột chính trong hệ thống chính sách ASXH. Dưới góc độ pháp lý, BHXH bắt buộc là các quy phạm pháp luật quy định về việc thu quỹ BHXH bắt buộc và chi trả các chế độ BHXH bắt buộc. Tuy có sự khác nhau quy định về BHXH bắt buộc của các nước, song nhìn chung, BHXH bắt buộc bao gồm những nội dung chính đó là: quy định các đối tượng, điều kiện được hưởng BHXH bắt buộc, các chế độ BHXH bắt buộc, việc đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc. Nội dung pháp luật về BHXH bắt buộc bao gồm nhóm các quy phạm pháp luật về đối tượng BHXH bắt buộc, điều kiện hưởng BHXH bắt buộc và các chế độ chi trả về BHXH bắt buộc. Trong quá trình áp dụng pháp luật về BHXH bắt buộc, các yếu tố tác động đến hiệu quả áp dụng pháp luật BHXH bắt buộc bao gồm các yếu tố: pháp luật, yếu tố về kinh tế xã hội, yếu tố ý thức pháp luật của NLĐ, người sử dụng lao động và việc thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam