Hồn thiện về chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 90)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã

3.3.4. Hồn thiện về chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam

trên nguồn tài chính hình thành và phân bổ quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ độc lập, tập trung, nằm ngoài ngân sách nhà nước. Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHXH và một phần từ NSNN hỗ trợ nhằm chi trả cho bản thân và thân nhân người gia BHXH, khi người tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc gặp phải rủi ro, mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết… Do đặc thù của chính sách ASXH này, người tham gia BHXH đóng tiền vào quỹ BHXH trong một thời gian rất dài cho đến khi được hưởng các chế độ trợ cấp dài hạn (như hưu trí, tử tuất...); đồng thời, số lượng người tham gia đóng và hưởng BHXH tại cùng một thời điểm thường có độ chênh lệch (đơi khi khá lớn) nên Quỹ BHXH tại một thời điểm nhất định có số biến động khó dự đốn. Mặt khác, quỹ BHXH cũng ln phải tính đến việc đối mặt với nhiều điều kiện rủi ro, như việc cân đối mức đóng, mức hưởng của các đối tượng chưa khoa học; những biến động của xã hội rất dễ dẫn đến việc bội chi quỹ; mức hưởng BHXH bị giảm giá trị do lạm phát thông thường, do lạm phát từ các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, khu vực và tồn cầu tác động... Trước những biến động đó, địi hỏi quỹ BHXH ln cần có những hoạt động đầu tư quỹ tăng trưởng để bù đắp việc bội chi quỹ trong dài hạn. Việc quay vòng nhưng phải đảm bảo bảo toàn và tăng trưởng Quỹ BHXH là một đòi hỏi đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động đầu tư quay vịng vốn để bảo đảm bảo tồn và tăng trưởng giá trị Quỹ BHXH là một yêu cầu cần thiết khách quan, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và đáp ứng được nhu cầu thụ hưởng các chế độ BHXH của người dân trong việc bảo đảm ASXH và góp phần tạo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.

Việc hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc ở Việt Nam là phải cân bằng lợi ích của NLĐ, người sử dụng lao động của Nhà nước và lợi ích của cả xã hội; Các chính sách về tài chính với mục đích phát triển quỹ BHXH ở Việt Nam đang phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đồng bộ với việc phát triển các dịch vụ xã hội của đất nước; Các hoạt động thu, chi quỹ BHXH luôn là điểm mấu chốt

cho hoạt động đầu tư quỹ BHXH và ngược lại; Đầu tư vào các tài sản tài chính đảm bảo đang là chiến lược đầu tư lâu dài và là chiến lược được quan tâm nhất trong các chính sách tài chính hiện nay nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH.

Ngun tắc để hồn thiện các chính sách BHXH bắt buộc ở Việt Nam là phải đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH đối với mọi tầng lớp nhân dân, hướng tới việc đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho các chế độ BHXH. Với mục tiêu đặt ra, cần phải tăng nhanh số lượng người tham gia BHXH dưới cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện; Pháp luật về BHXH bắt buộc ở Việt Nam phải hướng tới việc xây dựng quỹ BHXH bền vững về trong dài hạn, đảm bảo sự hợp lý và tăng trưởng theo sự phát triển của đất nước đối với người thụ hưởng theo một lộ trình với bước đi phù hợp, tránh làm suy giảm lợi ích của người tham gia BHXH; Hệ thống pháp luật về BHXH bắt buộc ở Việt Nam phải định hướng cho ngành BHXH phải đổi mới mọi mặt theo hướng hiện đại nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người thụ hưởng, nâng cao năng lực quản lý trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH tạo ra sự bảo toàn và tăng trưởng bền vững quỹ BHXH trong dài hạn; Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, thì việc hồn thiện pháp luật về BHXH bắt buộc ở Việt Nam rất cần thiết phải có tính quốc tế hố.

Với những đòi hỏi nêu trên, giải pháp hồn thiện về chính sách BHXH bắt buộc ở Việt Nam dựa trên nguồn tài chính hình thành và phân bổ quỹ BHXH cần thực hiện:

- Hồn thiện chính sách khai thác đối tượng tham gia BHXH, huy động nguồn tài chính cho quỹ BHXH. BHXH phải thực sự là là trụ cột chính của hệ thống ASXH, góp phần vào việc thực hiện tiến bộ và công bằng trong xã hội, đảm bảo sự ổn định về tình hình kinh tế - chính trị, u cầu đặt ra là cần thực hiện các giải pháp sau để huy động nguồn tài chính cho quỹ BHXH: thực hiện phát triển tỷ lệ bao phủ của BHXH, tăng dần các loại hình bảo hiểm xã hội và ln đảm bảo mức hưởng của các chế độ BHXH ngày càng được nâng cao, đạt được mức sống trung bình của xã hội; Cân đối hồn thiện các mức tham gia BHXH; Luôn tăng cường công tác thu

BHXH, xây dựng quy trình thu và quản lý thu BHXH hợp lý nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất việc thất thu của quỹ BHXH.

- Hồn thiện chính sách phân phối, sử dụng nguồn quỹ BHXH. Chúng ta phải dựa trên các nguyên tắc làm cơ sở cho việc hoàn thiện cơ chế chi trả BHXH để thực hiện nội dung này như sau: Mức lương hưu và trợ cấp các chế độ BHXH phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động đã tham gia BHXH. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, xuyên suốt tồn bộ các chính sách, chế độ trợ cấp cho NLĐ vì mục đích của pháp luật về BHXH đặt ra là nhằm ổn định cuộc sống cho NLĐ và thân nhân của họ; Công tác chi BHXH phải chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đây là những yêu cầu của công tác chi trả cho đối tượng đang thu hưởng các chế độ BHXH đồng thời cũng là những cơ sở mang tính nguyên tắc trong việc thực hiện cơ chế quản lý chi trả và là nguyên tắc đảm bảo quỹ BHXH. Trên cơ sở các nguyên tắc đã nêu ra ở trên thì nội dung cần hồn thiện chính sách phân phối, sử dụng nguồn quỹ BHXH ở Việt Nam trên các khía cạnh sau: Về tỷ lệ hưởng các chế độ BHXH; Về trợ cấp hưu trí; Về trợ cấp ốm đau, thai sản; Về công tác quản lý chi BHXH.

- Để hoạt động đầu tư quỹ BHXH đạt hiệu quả cao góp phần tăng trưởng cho quỹ BHXH, chúng ta cần hồn thiện các chính sách đầu tư tài chính nhằm tăng trưởng quỹ BHXH với các nhiệm vụ phải thực hiện: Xây dựng cơ chế chính sách trong hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH; Xây dựng chiến lược đầu tư tương thích nhất đối với từng loại hình góp vốn đầu tư từ quỹ BHXH; Xây dựng danh mục vốn đầu tư tối ưu với lợi suất tối đa và rủi ro được giảm thiểu bằng sự vận dụng linh hoạt mơ hình lựa chọn danh mục tài sản đầu tư; Xây dựng bộ máy tổ chức đầu tư quỹ BHXH chuyên nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước.

- Hồn thiện chính sách quản lý để cân bằng quỹ BHXH. Để góp phần ổn định và cân đối quỹ BHXH trong lâu dài, luận văn xin đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm đảm bảo cân đối Quỹ BHXH:

+ Nhóm giải pháp về phương thức hỗ trợ từ NSNN cho quỹ BHXH: Trong thời gian qua, số người hưởng lương hưu từ NSNN (hưu trí trước năm 1995, mất

sức lao động, trợ cấp 91, trợ cấp 613…), số này sẽ giảm dần cho các năm về sau, thay vào đó, nguồn quỹ BHXH sẽ có số chi cao dần lên. Do đó, đề xuất NSNN hỗ trợ bù đắp khoản tăng dần mức chi của những người có thời gian đóng BHXH trước năm 1995. Đề xuất NSNN chuyển kinh phí hỗ trợ cho quỹ càng sớm thì quỹ sẽ chủ động cân đối và có điều kiện thuận lợi để thực hiện những biện pháp cân đối quỹ BHXH trong lâu dài;

+ Nhóm giải pháp về chế độ chính sách BHXH: Mở rộng đối tượng tham gia BHXH, điều chỉnh mức đóng góp của chủ sử dụng lao động và NLĐ cho phù hợp; Định mức chi cho các chế độ BHXH bằng cách cân đối tuổi nghỉ hưu của người lao động, , cách tính tỷ lệ hưởng hưu hàng tháng, thời gian đóng BHXH, điều chỉnh tiền lương hưu; Điều chỉnh lại tỉ lệ hưởng, thời gian hưởng về chế độ ốm đau và thai sản, về chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp sao cho phù hợp với thực tế.

Điều kiện thực hiện các giải pháp: Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong các hoạt động của BHXH, thực hiện rà sốt lại tồn bộ hệ thống văn bản pháp quy đã ban hành trong lĩnh vực BHXH để thực hiện sửa đổi, bổ sung và hồn thiện; Đồng bộ các chính sách, pháp luật khác có liên quan đến cơng tác quản lý thu, chi, đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Đồng thời, cần phải có các giải pháp phối hợp giữa chính quyền địa phương và ngành BHXH quyết liệt tăng mức độ bao phủ BHXH, phấn đấu đến năm 2025 đạt 50% lực lượng lao động tham gia BHXH. Ở một mức độ nào đó, Nhà nước cần phải bảo hộ cho đầu tư quỹ BHXH sao cho ít gặp rủi ro nhất và có khả năng sinh lợi tốt; Nhà nước cụ thể hóa các văn bản pháp luật về BHXH để khuyến khích các loại hình BHXH tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung và các loại hình bảo hiểm bắt buộc khác, song song với những lạo hình bảo hiểm bắt buộc cũng cần khuyến khích các loại hình bảo hiểm thương mại bổ sung để tạo nên một hệ thống BHXH đa tầng, đa trụ cột theo hướng tiếp cận với mơ hình đảm bảo ASXH của các nước phát triển nhằm đàm bảo tốt hơn quyền lợi của NLĐ trong xã hội.

Để điều hành tốt các hoạt động của ngành BHXH cần có bộ máy hợp lý, đủ mạnh, đảm bảo linh hoạt và có đủ năng lực quản lý. Muốn vậy, cần thực hiện hồn thiện cơng tác tổ chức bộ máy và cán bộ:

- Về tổ chức bộ máy: Hệ thống tổ chức bộ máy của ngành BHXH đã được thành lập từ Trung ương đến địa phương theo mơ hình 3 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện). Mơ hình 3 cấp này đã làm tốt chức năng và nhiệm vụ do Chính phủ giao cho, góp phần phát triển sự nghiệp BHXH;

- Về đội ngũ cán bộ: Để tăng trưởng công tác quản lý thu, chi BHXH nên thực hiện việc khốn chi trong hoạt động hành chính của ngành BHXH Việt Nam; cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ cơng chức có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt. Cụ thể hóa, tiêu chuẩn hố chức danh cán bộ, cơng chức của ngành trên cơ sở quy định của Nhà nước. Rà sốt, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, cơng chức đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ chủ chốt phải là các chuyên gia giỏi, trẻ để thực thi nhiệm vụ và thay thế dần trong tương lai. Trên cơ sở bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, cơng chức nhăm nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tới: đội ngũ cán bộ, công chức của ngành phải vững vàng về chính trị, tư tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên mơn nghiệp vụ, hết lịng phục vụ nhân dân, phát triển bền vững chính sách BHXH; Đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại cho toàn ngành BHXH, thực hiện việc xây dựng mới trụ sở làm việc đạt tiêu chuẩn cho toàn bộ hệ thống BHXH Việt Nam từ Trung ương đến địa phương, hiện đại hoá các biện pháp quản lý bằng thiết bị và phần mềm công nghệ thông tin.

Trong quá trình thực hiện chi trả các chế độ BHXH, việc quản lý quỹ tiền mặt trong tất cả các công đoạn vận chuyển tiền mặt từ nơi giao nhận tới khi chi trả cho các đối tượng được hưởng chế độ BHXH, giao nhận tiền ở kho bạc, ngân hàng, trên đường vận chuyển đến các xã, phường, tổ dân phố, trong quá trình tổ chức chi trả cho trả từng đối tượng hưởng BHXH. Bắt buộc phải bố trí lực lượng bảo vệ (thuê công an, bảo vệ áp tải) và trang bị những phương tiện bảo vệ (như: trang bị hòm sắt, két bạc bảo vệ, thiết bị bảo vệ).

Với giải pháp nêu trên, khi được thẹc hiện đồng bộ sẽ bảo tính cân đối về thu - chi cũng như sự bảo toàn và tăng trưởng bền vững của quỹ BHXH trong bối cảnh già hoá dân số với tốc độ nhanh nhất thế giới trước mắt cũng như lâu dài. Đảm bảo

tốt nhất mức thu nhập của NLĐ khi đến tuổi hoặc đủ điều kiện hưởng lương hưu cũng như các trợ cấp BHXH khác.

3.4. Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)