Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 67)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về

bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam

2.3.1. Chính sách của Nhà nước

Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH mặc dù đã được quan tâm xây dựng, hồn thiện nhưng chưa theo kịp tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng chưa tạo động lực, sức hút đối với NLĐ, nhất là lao động thuộc các doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước tham gia BHXH. Có rất nhiều loại hình bảo hiểm đang triển khai thực hiện, trong đó có cả các loại hình bảo hiểm lợi nhuận nước ngoài, song chưa bảo đảm tính nhất quán, liên thông giữa các loại hình bảo hiểm này trong chính sách ASXH, dẫn đến chồng lấn trong chính sách thu, hưởng các chế độ bảo hiểm, giữa các chế độ bảo hiểm gần giống nhau dẫn đến người dân dễ bị nhầm giữa bảo hiểm thuong mại với các chính sách xã hội của Nhà nước.

Cơng tác phịng, chống tội phạm về BHXH chưa kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng BHXH (đến nay, cả nước chưa đưa ra xử lý hình sự được một vụ án nào).

2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Với mức đóng 32% tiền lương được hưởng tại thời điểm này và tăng dần trong thời gian tới, trong khi điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn của nhiều doanh nghiệp cũng như người lao động gây khó khăn cho nền kinh tế; Mặt khác, điều kiện hưởng hưu trí với tối thiểu 20 năm đóng BHXH (trong khi ở nhiều nước chỉ là 10 năm hoặc 15 năm) và đủ 55 tuổi với nữ, 60 tuổi đối với nam, việc NLĐ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế ngoài nhà nước mất việc làm khi chưa đến tuổi nghỉ hưu (từ 35 đến 40 tuổi) do các doanh nghiệp thường sử dụng lao động trong độ tuổi vàng, có hiệu suất lao động cao nhất,... dẫn đến nhiều trường hợp hưởng BHXH một lần vì thời gian đợi được hưởng chế độ hưu trí là dất lâu, dẫn đến việc NLĐ không được bảo vệ bởi chính sách BHXH khi về già. Tỷ lệ hưởng lương hưu cao (tối đa 75%) trong khi tuổi nghỉ hưu sớm trong điều kiện tuổi thọ ngày càng tăng dẫn đến mất cân đối giữa đóng - hưởng, tạo gánh nặng lớn cho Quỹ BHXH.

2.3.3. Công tác tuyên truyền

Sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể ở các cấp, ngành, địa phương và các cấp cơng đồn doanh nghiệp… trong việc phổ biến, tuyên truyền các chính sách pháp luật về BHXH cho người sử dụng lao động còn chưa thực sự có hiệu quả, chưa đa dạng, sân khấu hóa, chưa chú trọng tới hình thức tuyên truyền trực tiếp giữa cán bộ ngành BHXH với người lao động tại các khu tập thể của người lao động…. Mặt khác, chưa có cán bộ BHXH đến trực tiếp tại các đơn vị để tuyên truyền, yêu cầu tham gia BHXH; chưa lồng ghép được các nội dung tuyên truyền pháp luật BHXH với các buổi sinh hoạt của các hội, đoàn thể xã, phường; chưa tổ chức được các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về BHXH đến tận cơ sở; chưa xây dựng chương trình chuyên đề hỏi, đáp về BHXH trên truyền hình, tăng thời lượng phát sóng, lựa chọn khung giờ phát sóng phù hợp và có tin, bài, phóng sự về tấm gương điển hình tiên tiến...

2.3.4. Cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát về thực hiện pháp luật BHXH rất cần cho việc tổ chức quản lý về BHXH. Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, việc xử phạt được thực hiện rất nặng nên việc chấp hành pháp luật BHXH rất nghiêm túc. Ở Việt Nam, do chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe, do đó tình trạng một số đơn vị không chấp hành pháp luật về BHXH theo quy định như: trốn đóng, nợ BHXH, đóng khơng đủ mức đóng theo quy định, giả mạo hồ sơ...

2.3.5. Ý thức pháp luật của NLĐ và người sử dụng lao động

Đa số người lao động chưa nhận thức rõ về nguy cơ rủi ro cho chính mình, chưa có trách nhiệm đối với bản thân về được đảm bảo chất lượng cuộc sống cũng như các chi phí y tế khi về già, chưa nhìn rõ những rủi ro có chiều hướng gia tăng trong tương lai. Đa phần người lao động chưa hiểu biết rõ về độ tuổi, thủ tục, mức đóng, quyền lợi hưởng, đặc biệt là được điều lương hưu hàng tháng trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng...; chưa hiểu rõ chính sách BHXH là chính sách An sinh xã hội lớn, được Nhà nước bảo hộ; Ngoài ra, thời gian chờ được hưởng chế độ BHXH dài (nếu bị thất nghiệp ở độ tuổi 40-50) cũng làm cho người lao động lựa chọn nhận chế độ BHXH 1 lần thay vì hưởng lương, dễ dẫn đến mất ASXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)