Kiến nghị với cơ quan Quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 93)

7. Kết cấu của Luận văn

3.4.1. Kiến nghị với cơ quan Quản lý Nhà nước

- Về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Chính phủ và các bộ chức năng sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện một số quy định cịn chưa rõ và có nhiều vướng mắc trong thực hiện BHXH bắt buộc như:

Một số nội dung còn vướng mắc do hướng dẫn chưa rõ như: giải quyết tính hưởng BHXH đối với trường hợp doanh nghiệp sau cổ phần hóa tiếp tục xếp hạng doanh nghiệp; xác định mức thu nhập hằng tháng; trách nhiệm nuôi dưỡng đối với thân nhân hưởng chế độ tử tuất để giải quyết tuất hằng tháng, tuất một lần…

Một số nội dung chưa có văn bản hướng dẫn như: quy định việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động để hưởng trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp tổng hợp; khen thưởng đối với đơn vị sử dụng lao động làm tốt cơng tác an tồn vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Luật Bảo hiểm xã hội;

Một số văn bản chưa sửa đổi, bổ sung nội dung cho phù hợp với quy định của Luật như: văn bản hướng dẫn khám, chữa bệnh ngoại trú; danh mục các bệnh cần nghỉ việc để chữa trị dài ngày; hướng dẫn khai báo, điều tra, lập biên bản tai nạn lao động; hồ sơ và quy trình giám định y khoa cho người tham gia BHXH; quy định việc lập biên bản tai nạn giao thông cho người tham gia BHXH bị tai nạn trên đường đi làm việc...

- Về chế tài bảo đảm việc thực thi pháp luật BHXH bắt buộc:

Cụ thể hóa và quy định rõ trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành có liên quan trong việc phối hợp, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý các vi phạm về thực hiện chính sách BHX bắt buộc; đồng thời cải cách thủ tục, trình tự xử phạt sao cho đơn giản, thuận tiện và hiệu quả.

Nâng mức phạt và bổ sung hình thức truy tố trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH bắt buộc.

Rà sốt tồn bộ hệ thống chính sách pháp luật trong hệ thống ASXH. Trong đó cần lưu ý quan trọng là Luật BHXH để có thể xử lý vướng mắc và tạo ra sự năng động, linh động với mục tiêu mở rộng đối tượng bao phủ BHXH, làm sao tiến tới BHXH tồn dân. Q trình tổ chức triển khai thực hiện phải lấy chất lượng để tạo sự hài lòng, để độ hấp dẫn của BHXH mang lại hiệu quả. Diện bao phủ BHXH của Việt Nam còn thấp, tỷ lệ lao động hưởng BHXH một lần cao, tỷ lệ đóng và hưởng đang có độ vênh dẫn đến nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH.

Luật BHXH đã đi vào hoạt động nhưng để mọi người dân thực hiện đúng theo luật thì các cơ quan Nhà nước vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Đề xuất sửa đổi bổ sung Luật BHXH 2014 và các văn bản hướng dẫn theo các giải pháp đã trình bày bên trên.

Nhà nước cần đề ra các chủ trương mở rộng đối tượng, thực hiện chính sách ASXH, coi mở rộng đối tượng, thực hiện chính sách ASXH phải là trách nhiệm của người dân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước bảo hộ. Đừng để tình trạng người dân nói là tham gia BHXH khơng bằng gửi tiết kiệm.

Thiết lập một sàn ASXH, trong đó BHXH gọi là sàn lương hưu tối thiểu, truyền thơng tích cực hơn nữa để người dân nhận thức được rõ bản chất nhân văn và lợi ích thiết thực của chính sách BHXH.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam cần chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành có liên quan chú trọng tổ chức thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật về BHXH của Đảng, Nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả và chỉ số uy tín, minh bạch trong hoạt động BHXH với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Để khác phục tình trạng đơn vị doanh nghiệp cố tình chốn đóng BHXH cho NLĐ đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu hằng tháng phải đối chiếu số lao động và quỹ tiền lương của đơn vị đã tham gia đóng nộp BHXH và khoản kê khai nộp Thuế cho Nhà nước.

- Đề nghị cho ngành BHXH được thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện việc đóng BHXH cho NLĐ như: được u cầu trích tiền từ tài khoản ngân hàng đối với các đơn vị nợ BHXH từ 3 tháng trở lên; được yêu cầu rút giấy phép kinh doanh đối với các đơn vị nợ BHXH từ 6 tháng trở lên.

- Đề nghị cho cơ quan BHXH được thực hiện thanh tra, kiểm tra toàn diện trong lĩnh vực BHXH để xử lý kịp thời hành vi vi phạm.

- Pháp luật cần có những quy định cụ thể mang tính cưỡng chế, bắt buộc nhằm áp dụng trong công tác xử lý sau thanh tra, góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong công tác thanh tra trong thời gian tới. Đối với những đơn vị nợ đọng tiền BHXH sau khi thực hiện quy trình thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành mà đơn vị cố tình chây ỳ, khi cơ quan BHXH đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, đề nghị cơ quan điều tra thực hiện hiệu quả các điều luật hình sự về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH theo quy định của Luật Hình sự có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

- Đề nghị được chuyển ngạch công chức đối với cơ quan BHXH theo Luật Thanh tra số 56/2010/QH12.

- Nhà nước có tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển thì hiệu quả của công tác thu BHXH mới đạt được kết quả tốt. Bởi lẽ, hiện này BHXH đang được triển khai rộng trên phạm vi là các thành phàn kinh tế trong và ngoài quốc doanh và xu hướng hiện nay là NLĐ làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh đang gia tăng cho nên để có thể thu được tiền đóng BHXH từ các đối tượng này thì chỉ khi các doanh nghiệp mà họ đang làm, làm ăn phát triển và có lợi nhuận. Chính vì thế khi Nhà nước tạo sự thơng thống trong kinh doanh, có sự định hướng kinh tế lớn và có chiến lược phát triển cho các thành phần kinh tế này: sự hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mục tiêu lợi ích kinh tế của họ đáp ứng thì lúc này họ sẽ khơn ngần ngại đóng BHXH cho NLĐ. Đây là một trong những biện pháp kích cầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao số thu cho nguồn quỹ BHXH góp phần giảm chi phí cho Ngân sách Nhà nước.

- Nhà nước có chính sách đầu tư quỹ BHXH phù hợp. Quỹ BHXH là một quỹ tài chính lớn, quỹ là nguồn chi của các chế độ BHXH, quyết định sự tồn tại của cả hệ thống. Vì vậy, việc bảo tồn giá trị và tăng nguồn quỹ này là rất quan trọng. Để giá trị của quỹ BHXH được bảo tồn cần phải chú ý: Sử dụng có hiệu quả và tiết kiêm; Chi đúng mục đích, đúng đối tượng; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, sử dụng quỹ. Cịn để nguồn quỹ tăng trưởng thì cần phải có chính sách đầu tư quỹ hợp lý. Khi đầu tư quỹ BHXH cần phải chú ý đến các nguyên tắc sau:+ Phải có quy định hướng dẫn đầu tư rõ ràng và phải được Chính Phủ thơng qua; Phải đảm bảo đầu tư một cách an tồn; đầu tư phải có lãi suất nhưng cũng không được gây ảnh hưởng đến nguồn chi thường xuyên hàng năm. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức không nhỏ về chất lượng các khoản đầu tư vì tỷ lệ an tồn hay rủi ro đồng nghĩa với tỷ lệ tăng trưởng và ngược lại. Cần xây dựng cơ chế dành một phần hoạt động đầu tư vào những khoản có khả năng sinh lợi cao, đầu tư mạo hiểm.

Tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra thực hiện các chế độ BHXH của các cơ quan chính quyền. Các cấp chính quyền, các ban ngành, đồn thể phải tăng cường lãnh đạo, giám sát, kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện đúng các chế độ BHXH với NLĐ. Cấp ủy, chính quyền định kỳ nghe cơ quan BHXH báo cáo việc thực hiện các chế độ BHXH để phát hiện, uốn nắn và chấn chỉnh kịp thời các sai sót. Các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra tài chính phải đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH của các cơ quan, đơn vị, buộc họ phải thực hiện đóng BHXH theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần phải thanh kiểm tra các cơ quan BHXH và các cơ quan khác có liên quan để đảm bảo quyền lợi hưởng BHXH cho NLĐ và đối tượng thụ hưởng BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)