7. Kết cấu của Luận văn
2.1.1. Quy định về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.1.1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
- NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
+ Cơng nhân quốc phịng, cơng nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phịng, BHXH Cơng an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; + Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc. - NLĐ là người giúp việc gia đình.
(Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam).
2.1.1.2. Phương thức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, như sau:
- Đóng hằng tháng.
- Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần đối với một số loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp…
- Đóng theo địa bàn đơn vị có trụ sở hoạt động.
(Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
2.1.1.3. Căn cứ xác định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành:
- Tiền lương do Nhà nước quy định: Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở và hệ số NLĐ được hưởng (Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ).
- Tiền lương do đơn vị quyết định: Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định đối với NLĐ không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng (Nghị định số 182/2013/NĐ-CP, số 103/2014/NĐ-CP, số 122/2015/NĐ-CP, số 153/2016/NĐ-CP, số 141/2017/NĐ-CPcủa Chính phủ về việc Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động (áp dụng từ ngày 01/01/2014 đến 31/12/2018).
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định khơng cao hơn 20 lần lương cơ sở.
(Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)
2.1.1.4. Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc Bước 1: Đăng kí tham gia BHXH
Người sử dụng lao động, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quản lý lao động có trách nhiệm đăng kí tham gia BHXH cho NLĐ với cơ quan BHXH về số lao động, mức tham gia BHXH, bao gồm:
- Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH;
- Hồ sơ hợp lệ về đơn vị và NLĐ trong danh sách tham gia BHXH. Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định hồ sơ tham gia BHXH.
Bước 2: Cấp sổ BHXH:
Cơ quan BHXH cấp sổ BHXH cho NLĐ không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ tham gia BHXH theo quy định.
Bước 3: Thu tiền đóng BHXH:
Hàng tháng nếu có sự biến động tăng, giảm mức lương, lao động đơn vị quản lý lập danh sách điều chỉnh, Cơ quan BHXH định kỳ thông báo cho đơn vị số tiền phải nộp, đơn vị chuyển tiền nộp BHXH qua tài khoản của cơ quan BHXH.
Bước 4: Xác nhận sổ BHXH:
Đơn vị sử dụng lao động phối hợp với cơ quan bảo hiểm tiến hành xác nhận thời gian đã đóng BHXH cho NLĐ khi NLĐ nghỉ việc, đồng thời tiến hành trả sổ BHXH cho NLĐ trong đơn vị mình quản lý (Khoản 5, Điều 21 Luật BHXH năm 2014; Khoản 3, Điều 47 Bộ Luật lao động năm 2012).
2.1.1.5. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Thứ nhất, Trong nền kinh tế thị trường, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc rất đa dạng, người tham gia BHXH là công chức nhà nước, những người làmviệc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoặc có thể là những NLĐ độc lập.... Vì vậy, việc quản lý quỹ BHXH đặt ra nhiệm vụ tiên quyết là phải quản lý sự đóng góp BHXH của mọi tầng lớp NLĐ trong xã hội.
- Thứ hai, quản lý phần đóng BHXH thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp BHXH cho NLĐ mà mình sử dụng. Quản lý thu BHXH trước hết phải quản lý được số lượng các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế có sử dụng lao động phải đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ của mình theo quy định của pháp luật; quản lý được mức tiền lương, tiền công của từng lao động tại mỗi doanh nghiệp và quỹ lương của đơn vị, doanh nghiệp đó, đồng thời phải quản lý được về việc xây dựng thang lương, bảng lương trả cho NLĐ, nguồn năng lực tài chính và kiểm sốt việc đóng nộp BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp. Quản lý tốt các nội dung nêu trên sẽ hạn chế được sự trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH của người sử dụng lao động, đơn vị, doanh nghiệp.
- Thứ ba, quản lý nguồn thu từ đầu tư quỹ BHXH, đây là một nội dung trong quản lý hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Ở nội dung này, phải quản lý được lợi nhuận do các khoản đầu tư từ quỹ BHXH mang lại và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho quỹ BHXH. Do đó, nghiệp vụ quản lý thu này rất phức tạp và có ảnh hưởng rất lớn đến sự đảm bảo an toàn cho quỹ BHXH. Việc này do BHXH Việt Nam thực hiện dưới sự đảm bảo của Chính phủ và các ngân hàng với các hình thức đầu tư quỹ như trái phiếu chính phủ, những dự án mang tầm quốc gia và các dự án mang tính chất an tồn.