Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm

hội bắt buộc

1.3.1. Chính sách của Nhà nước

Đây là một trong những nhân tố rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu, chi quỹ BHXH. Bởi lẽ, BHXH là một chính sách xã hội do Nhà nước thống nhất quản lý. Chính sách về BHXH ln được bổ sung, hồn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng đất nước. Nếu trong chính sách,

pháp luật BHXH quy định đối tượng tham gia BHXH là tồn dân thì số tiền đóng góp vào quỹ BHXH sẽ rất lớn. Hoặc đối tượng nào phải tham gia BHXH bắt buộc, đối tượng nào phải tham gia BHXH tự nguyện, cơ cấu đối tượng tham gia BHXH cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nguồn thu, chi BHXH. Bên canh đó, nếu trong chính sách, pháp luật quy định mức đóng góp của từng loại đối tượng như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến nguồn thu vào quỹ BHXH, nếu quy định người lao động phải đóng góp vào Quỹ BHXH bắt buộc hàng tháng là 10% tiền lương, tiền cơng khác với mức đóng góp 15% hay 20% cho Quỹ BHXH.

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Yếu tố này bao gồm tất cả các điều kiện thực tế về kinh tế- xã hội, hệ thống các chính sách xã hội, việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế- xã hội phát triển ổn định, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngược lại, khi gặp hồn cảnh suy thối kinh tế, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, người lao động mất việc làm, sẽ tạo tác động xấu đến nguồn thu, chi các chế độ BHXH. Ngồi ra, cịn làm mất ổn định đến nền kinh tế, chính trị - xã hội.

1.3.3. Công tác tuyên truyền

Các cơ quan quản lý BHXH làm tốt công tác tuyên truyền sẽ tạo sự chuyển biến nhận thức của đối tượng tham gia BHXH, giúp người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia BHXH để bảo vệ quyền lợi cho người lao động và cộng đồng, góp phần phát triển bền vững kinh tế đất nước, bảo đảm cho nền An sinh xã hội của quốc gia. Nếu tuyên truyền không tốt sẽ làm cho người lao động, người sử dụng lao động khơng tiếp cận được đến chính sách BHXH của Nhà nước, khơng tạo được sự gắn kết, chia sẻ giữ đơn vị và người lao động, người lao động khơng có thơng tin dễ bị các chủ sử dụng bỏ qua quyền lợi của mình, dẫn đến số người tham gia BHXH thấp và ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ BHXH.

1.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các đơn vị thực hiện thu, chi, giải quyết

các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật là một trong những công cụ quan trọng khơng thể thiếu trong q trình tổ chức quản lý thực hiện pháp luật về BHXH, cần xử lý nghiêm những đơn vị không chấp hành luật pháp theo quy định, trốn đóng BHXH, đóng khơng đủ mức đóng theo quy định, giả mạo hồ sơ.... Đối với các nước áp dụng chế tài xử phạt nặng sẽ tạo nên việc chấp hành luật thật sự nghiêm túc.

1.3.5. Ý thức pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động

Ý thức pháp luật của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về BHXH bắt buộc giữ vai trò quan trọng. NLĐ và người sử dụng lao động nếu hiểu được vai trò và tầm quan trọng của BHXH bắt buộc để thực hiện tốt pháp luật về BHXH bắt buộc sẽ tác động đến tư tưởng và hành vi của những NLĐ khác trong xã hội.

Ngoài những yếu tố nêu trên, cịn có một số nhân tố khác cũng tác động lớn đến sự phát triển của chính sách BHXH như phương thức đóng BHXH, các gói dịch vụ BHXH sẽ triển khai thực hiện trong thời gian tới....

1.4. Kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)