7. Kết cấu của Luận văn
3.4.3. Kiến nghị với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng
Sở Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan Quản lý nhà nước ở địa phương, và cũng là cơ quan phối hợp với Bảo hiểm xx hội tỉnh Quảng Ninh. Hàng năm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành nhằm nâng cao kiến thức pháp
luật, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động, người lao động trong cac doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nội dung tuyên truyền, phổ biến chủ yếu tập trung vào các văn bản Luật như: Bộ luật Lao động; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Giáo dục nghề nghiệp; Luật Trẻ em năm 2016; Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015…các văn bản pháp luật liên quan. Đề xuất sở Lao động Thương binh và Xã hội cho cán bộ BHXH làm báo cáo viên để tuyên truyền về Luật BHXH hoặc hai cơ quan cùng xây dựng các nội dung tuyên truyền để có nội dung sát được với tình hình thực tế đã thực hiện.
Đề nghị sở Lao động Thương binh và Xã hội tăng cường hơn nữa việc tổ chức đôn đốc, giám sát tình hình tham gia và thực hiện chế độ BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Đối với các đơn vị nợ đọng lớn, kéo dài cần phối hợp tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiên quyết xử lý các hành vị vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH bắt buộc.
Khi phát hiện ra các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực BHXH, đề nghị Thanh tra sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức thanh tra đột xuất ngay, tránh các trường hợp các doanh nghiệp khơng cịn đủ khả năng thực hiện, dẫn đến hiệu lực thi hành pháp luật về BHXH bị giảm sút.
Áp dụng nghiêm khắc các chế tài xử phạt, bắt buộc để NLĐ và chủ sử dụng lao động phải tham gia BHXH bắt buộc theo đúng quy định của Luật BHXH, để làm gương cho các doanh nghiệp khác. Từ đó, các doanh nghiệp có thể thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc thực hiện tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động trong doanh nghiệp mình, tránh được tình trạng trốn đóng BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao động.
Trong công tác thanh tra thường xuyên, sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cho cán bộ của cơ quan BHXH tham gia đồn kiểm tra bảng lương, tình hình sử dụng lao động và biến động tiền lương của NLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động, đối chiếu với danh sách nộp cho BHXH bắt buộc do đơn vị lập chuyển cho cơ quan BHXH, nắm bắt được tình hình thực tế, kịp thời xử lý về các vấn đề như truy đóng BHXH cho người lao động, truy thu do chưa đóng đúng mức phải
đóng BHXH... nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi cho NLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động.