Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 85)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã

3.3.3. Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội

Chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ bảo hiểm hưu trí, tử tuất, thất nghiệp; ốm đau - thai sản và tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, với vai trị là một trong những trụ cột chính của hệ thống ASXH ln được Đảng, Nhà nước rất quan tâm phát triển và coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững của đất nước cũng như thể hiện tính hấp dẫn và bản chất tốt đẹp của một chính sách ASXH. Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH đã liên tục được bổ sung với mục tiêu ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần quan trọng khơng nhỏ đối với nhiệm vụ bảo đảm ASXH, thúc đẩy sự phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội cho mọi người dân cả nước trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn cải cách chính sách pháp luật về BHXH, ngay từ sau khi Bộ luật Lao động, Luật BHXH có hiệu lực, việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH đối với NLĐ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục được cải cách trong gian đoạn tới với những nội dung đề xuất cụ thể như sau:

- Thực hiện bảo hiểm hưu trí bổ sung do Nhà nước vận hành, ngồi tham gia BHXH bắt buộc. NLĐ có thu nhập có thể tham gia thêm bảo hiểm hưu trí bổ sung để được hưởng tiền hưu trí, tử tuất. Chính sách này hỗ trợ nơng dân, người nghèo, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, người làm việc trong khu vực phi kết cấu được hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước. Đồng thời, khuyến khích họ đóng góp một phần khi tham gia BHXH để tự bảo đảm cuộc sống cho mình.

- Điều chỉnh tỉ lệ đóng vào Quỹ BHXH theo hướng hài hoà quyền lợi giữa người sử dụng lao động và NLĐ Sửa đổi cách tính lương hưu theo hướng giảm tỉ lệ tích luỹ, bảo đảm khả năng cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn, phù hợp với thơng lệ quốc tế. Có lộ trình điều chỉnh kéo dài thời gian tham gia BHXH thực tế, bảo vệ

quyền lợi của người hưởng chế độ hưu trí theo ngun tắc đóng - hưởng, công bằng và chia sẻ phù hợp.

- Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo các bước di thích hợp nhất là lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế để đảm bảo song song giữa NLĐ tham gia vào hoạt động kinh tế có ích cho xã hội nhưng cũng giảm thiểu áp lực đối với việc chi trả của các quỹ BHXH. Phân biệt giữa giới tính, cơ cấu ngành nghề, loại hình lao động…cụ thể cho việc kéo dài tuổi nghỉ hưu.

- Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm tạo điều kiện cho NLĐ cao tuổi, có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH.

- Rà sốt, sửa đổi, hồn thiện cách tính lương hưu, bảo đảm công bằng giữa nam và nữ, giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa người có mức lương cao với người có mức lương thấp để thu hẹp khoảng cách về thu nhập trong các đối tượng hưởng chế độ hưu trí.

Đối với các quỹ bảo hiểm vận hành theo cơ chế đảm bảo an toàn quỹ, đầu tư sinh lợi trên cơ sở pháp luật cho phép. Tăng cường vai trò của Hội đồng quản lý quỹ BHXH trong đó đưa hoạt động đầu tư đi vào nền nếp theo tiêu chí đảm bảo an tồn, đầu tư vào trái phiếu chính phủ tăng lên, giảm dần tỷ lệ cho vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức không nhỏ về chất lượng các khoản đầu tư vì tỷ lệ an tồn hay rủi ro đồng nghĩa với tỷ lệ tăng trưởng và ngược lại. Cần xây dựng cơ chế dành một phần hoạt động đầu tư vào những khoản có khả năng sinh lợi cao, đầu tư mạo hiểm.

Một vấn đề quan trọng là trong luật BHXH quy định tại khoản 3 điều 85: NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì khơng đóng BHXH tháng đó. Thời gian này khơng được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Như vậy, với NLĐ có kí hợp đồng lao động và đi làm từ ngày 20 của tháng, đến ngày 21 tháng đấy bị ốm và nghỉ việc

điều trị trong thời hạn 30 ngày, sau đó vì bệnh nặng ko thể tiếp tục đi làm được nên chấm dứt hợp đồng lao động. Do NLĐ chưa tham gia BHXH nên cơ quan BHXH khơng thanh tốn chế độ ốm đau cho NLĐ. Mặt khác, cũng khơng có quy định nào bắt buộc đơn vị sử dụng lao động chỉ trả tiền ốm đau cho NLĐ trong trường hợp này. Theo em các trường hợp này nên cho NLĐ và người sử dụng lao động được đóng BHXH theo lương ghi trong HĐLĐ để NLĐ được hưởng các chế độ ôm đau, TNLĐ, BNN theo quy định của Luật BHXH.

Với chế độ tử tuất tại Điểm a, Khoản 2 Điều 67 của Luật BHXH qui định thân nhân được hưởng chế độ tử tuất: Đề xuất bổ sung chế độ đối với con trên 18 tuổi còn đi học, nếu con trên 18 tuổi cịn đi học thì vẫn được hưởng trợ cấp vì ở một số tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa thì thường có tình trạng đi học muộn.

Để đảm bảo công tác chi đúng, chi đủ, bảo toàn quỹ BHXH. Hàng năm, Nhà nước quy định cơ quan BHXH cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân, Công an xã kiểm tra, rà sốt lại tồn bộ hồ sơ đối với những đối tượng đang hưởng BHXH được hưởng chế độ BHXH, qua thực tế chi trả có nhiều trường hợp đối tượng hưởng BHXH đã chết từ lâu, nhưng người thân trong gia đình vẫn đi lĩnh tiền trợ cấp BHXH, gây ra thất thoát quỹ BHXH.

Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần tăng cường sự chỉ đạo thống nhất các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH ở các cấp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các địa phương) phối hợp với hệ thống cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam, BHXH các địa phương) trong việc quy định các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc để tuyên truyền, vận động tham gia BHXH đảm bảo đạt được các kết quả theo lộ trình giai đoạn đến năm 2021, phấn đấu có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng; đến năm 2025 có khoảng 55% và đến 2030 có khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực tiễn tại tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)