Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing các sản phẩm bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (vietcombank) chi nhánh bắc bình dương (Trang 27 - 30)

8. Kết cấu luận văn

1.4.2. Các yếu tố bên ngoài

Các yếu tố như môi trường dân số, kinh tế, địa lý, chính trị …là cơ sở để xây dựng, hoạch định và thực hiện các chiến lược marketing ngân hàng.

Môi trường kinh tế: Tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển dịch vụ bán lẻ. Khi nền kinh tế có mức độ tăng trưởng cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng càng nhiều hơn, không chỉ giới hạn ở nhóm khách hàng doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, mà cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngày càng mở rộng đối với nhóm dịch vụ bán lẻ hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân.

Môi trường pháp lý: Luật pháp là nền tảng cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng được thực hiện một cách an toàn và bền vững. Vì vậy, luật pháp phải sát với thực tiễn, tạo điều kiện cho việc phát triển các sản

phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn cho cả khách hàng và ngân hàng.

Môi trường văn hóa xã hội: Môi trường văn hóa xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: tình hình kinh tế xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc hoặc các yếu tố như nơi ở, nơi làm việc… cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen của người dân. Thông thường nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội, trình độ, thu nhập cao thì chắc chắn nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng càng nhiều.

Đối thủ cạnh tranh: thủ cạnh tranh là một nguồn thông tin có giá trị được các nhà quản trị ngân hàng sử dụng để hỗ trợ cho việc ra quyết định liên quan đến phát triển sản phẩm. Những hành động của đối thủ cạnh tranh sẽ cho chúng ta biết họ nhận thức ra sao về xu hướng trên thị trường. Một phần quan trọng của các ý tưởng về sản phẩm mới lại xuất phát từ đối thủ cạnh tranh dưới hình thức sản phẩm “bắt chước”.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam ngày càng mở rộng, từng NHTM đã và đang không ngừng thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, giành thị phần, các ngân hàng thương mại đã và đang thực hiện các chiến lược marketing ngân hàng.

Chương 1 tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận liên quan đến các SPDV bán lẻ, marketing, marketing các SPDV bán lẻ của ngân hàng, các công cụ Marketing hỗn hợp. Việc thực hiện tốt hoạt động Marketing ngân hàng sẽ giúp ngân hàng phát huy lợi thế hiện có, tiềm lực của ngân hàng. Để hoàn thiện hoạt động marketing trong kinh doanh ngân hàng hiệu quả đòi hỏi phải được xây dựng chiến lược một cách bài bản, có hệ thống, phải đề ra kế hoạch và mục tiêu rõ ràng.

Các nội dung trình bày ở Chương 1 là cơ sở cần thiết để tiếp tục nghiên cứu ở các chương tiếp theo của Đề tài.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH BẮC BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing các sản phẩm bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (vietcombank) chi nhánh bắc bình dương (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)