Kiến nghị đối với Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing các sản phẩm bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (vietcombank) chi nhánh bắc bình dương (Trang 84 - 101)

8. Kết cấu luận văn

3.3.2. Kiến nghị đối với Vietcombank

3.3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển các sản phẩm bán lẻ

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi cấu trúc ngành dịch vụ tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng, có thể ảnh hưởng đến vai trò độc tôn trung gian của các định chế tài chính truyền thống (các ngân hàng), trước xu thế đó Vietcombank cần đầu tư nâng cấp, đổi mới hệ thống công nghệ, qua đó góp phần mở rộng thêm các tính năng, tiện ích trong các giao dịch trực tuyến nhằm theo kịp xu thế, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Triển khai đồng bộ các hệ thống quản trị dữ liệu để tăng hiệu quả trong công tác quản trị, phát triển E-banking, các giải pháp công nghệ mới về định danh khách hàng, phương thức xác thực giao dịch mới.

Bổ sung nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm cho các phòng Chính sách sản phẩm bán lẻ, phòng Marketing để nghiên cứu, phát triển các SPDV theo kịp xu thế. Xây dựng các “Phòng thí nghiệm” đổi mới, độc lập với cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các kỹ sư công nghệ giỏi, tài năng phát triển các sản phẩm E-banking mới, sáng tạo, tạo thế chủ động cho Vietcombank trước làn sóng Fintechs.

Chuyển đổi mô hình kinh doanh lấy sản phẩm là trọng tâm sang mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm, với mục tiêu nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, bằng cách: Nâng cao khả năng thu thập dữ liệu khách hàng; Đánh giá chất lượng ngân hàng trên quan điểm của khách hàng; Giúp khách hàng có nhiều lựa chọn trong tùy chỉnh chức năng của sản phẩm, bao gồm cả định giá sản phẩm; Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để thu thập sở thích của khách hàng; Thực hiện phân khúc khách hàng theo các nhóm khách hàng chi tiết, hỗ trợ xây dựng chiến lược tương ứng; Cung cấp đa dạng các kênh phân phối tự phục vụ và tương tác cá nhân tới khách hàng; Xây dựng sản phẩm linh hoạt phù hợp với từng phân khúc khách hàng.

nhánh, chưa theo kịp nhu cầu thị trường nên Vietcombank cần đa dạng hóa các sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời như: cho vay chuyển nhượng đất nền dự án, cho vay theo chuỗi…

Tiếp tục rà soát, xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các văn bản quy định nội bộ, quy định tiêu chuẩn hợp tác với đối tác nhằm hỗ trợ chi nhánh bán hàng.

Nâng cấp website của Vietcombank theo hướng tiện ích hơn, dễ tra cứu, tính tương tác với khách hàng cao hơn. Không ngừng cập nhật các thông tin về sản phẩm và dịch vụ mới. Tại đây khách hàng có thể tìm thấy mọi thông tin mình cần mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng.

3.3.2.2. Xây dựng hoạt động Marketing theo hướng chuyên nghiệp hóa

Đẩy mạnh công tác quảng cáo tiếp thị nhằm tạo dấu ấn riêng biệt đối với khách hàng, thông qua các chương trình tài trợ, an sinh xã hội theo chuỗi trong hệ thống từ TW đến chi nhánh, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng các chương trình truyền hình thu hút nhiều người xem, các chương trình tri ân khách hàng,.

Đổi mới và đa dạng phương thức truyền thông, tăng cường các chương trình thúc đẩy bán hàng, các hoạt động bán hàng telesales, marketing qua VCC. Triển khai các chương trình khuyến mãi thông qua các hình thức gửi welcome letter, cập nhật ưu đãi, nhắc khách hàng kích hoạt qua email/sms/call, gửi các thư giới thiệu đặc biệt cho khách hàng.

Xây dựng các chương trình khuyến mãi đa dạng và phổ biến cho các đối tượng khách hàng và địa điểm áp dụng hơn nữa. Các chính sách hiện tại của TW phần lớn chỉ áp dụng cho các KH lớn, tại các trung tâm mua sắm, thương hiệu nổi tiếng hoặc ĐVCNT trên địa bàn các thành phố lớn.

Cung cấp các công cụ hỗ trợ Chi nhánh trong công tác lấy số liệu, tổng hợp, báo cáo để Chi nhánh có cơ sở xây dựng kế hoạch marketing hằng năm.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế được đề cập ở Chương 2, Chương 3 đã đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động marketing các sản phẩm bán lẻ của Vietcombank Bắc Bình Dương thông qua việc sử dụng các công cụ Marketing hỗn hợp:

Marketing hỗn hợp Giải pháp, kiến nghị

1. Sản phẩm (Product)  Đa dạng hóa sản phẩm, chủ động thiết kế những sản phẩm theo yêu cầu của KH.

 Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phi tín dụng, sản

phẩm có ưu thế công nghệ.

2. Giá/Lãi suất (Price)  Xây dựng chính sách giá/lãi suất linh động đảm bảo tính cạnh tranh.

 Gia tăng nhiều tiện ích ưu đãi trên kênh e-banking. 3. Phân phối (Place)  Đẩy mạnh phân phối thông qua kênh trực tuyến.

 Mở rộng kênh phân phối khác: sở ban ngành, showroom,

4. Chiêu thị (Promotion)

 Xây dựng kế hoạch truyền thông và phân bổ kính phí phù hợp.

 Các chương trình khuyến mãi cần lôi cuốn, thu hút KH

 Bố trí và đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách. 5. Con người (People)  Tăng cường các hoạt động Marketing nội bộ.

 Tăng cường công tác đào tạo, cần xây dựng chương trình đào tạo cụ thể.

6. Quy trình (Process)  Rút gọn, tích hợp các mẫu biểu.

 Đơn giản thủ tục, quy trình nhằm

 Phân quyền cấp quản lý giải quyết, xử lý các giao dịch với khách hàng.

7. Yếu tố vật chất (Physical Evidence)

 Nâng cấp hệ thống đường truyền.

 Cấu trúc lại không gian giao dịch

 Tăng cường trang bị đầy đủ các công cụ và phương tiện cho cán bộ bán hàng.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mới. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO đã mang lại cho ngành ngân hàng nhiều cơ hội cũng như thách thức mới như: tiếp cận được công nghệ ngân hàng hiện đại, thừa hưởng được những kinh nghiệp quản lý, hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nhưng bên cạnh đó cũng phải đối mặt với những thách thức khi có sự xuất hiện của nhiều ngân hàng nước ngoài vượt trội về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các hoạt động Marketing sản phẩm bán lẻ tại Vietcombank Bắc Bình Dương là một hướng đi cần thiết và đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.

Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết, thực trạng hoạt động Marketing mix tại Vietcombank Bắc Bình Dương cùng với kinh nghiệm thực tiễn của tác giả trong ngành ngân hàng, luận văn đã tổng hợp một cách có hệ thống các vấn đề còn tồn tại cần khắc phục trong hoạt động Marketing tại Vietcombank Bắc Bình Dương và một số giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, luận văn chỉ mới tập trung chủ yếu đưa ra một số giải pháp hướng đến nhóm khách hàng bán lẻ mà chủ yếu là khách hàng cá nhân, đồng thời do khó khăn trong công tác thu thập số liệu của các ngân hàng trên địa bàn nên luận văn chưa có sự so sánh, phân tích với các ngân hàng khác. Trong thời gian tới, nếu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu, tác giả sẽ xây dựng một chiến lược Marketing toàn diện, tổng thể cho Vietcombank Bắc Bình Dương. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của Quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

[1] Đinh Thị Thúy Hằng (2014), PR lý luận và ứng dụng, Nhà xuất bản lao động. [2] Hồ Đức Hùng (2013), Giáo trình Quản trị Marketing, Khoa sau Đại học – Trường Đại học Bình Dương.

[3] Đinh Tiên Minh (2014), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản lao động.

[4] Nguyễn Thượng Thái (2007), Giáo trình Quản trị Marketing dịch vụ - Học viên công nghệ bưu chính viễn thông.

[5] Trịnh Minh Thảo (2015), Bí Quyết và kỹ năng bán SPDV ngân hàng bán lẻ, Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Thị Minh Hiền, Marketing Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Hà Nội, chương 3.

[7] Trần Minh Đạo (2012), Marketing Căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, chương 5 đến 7.

[8] Trịnh Quốc Trung (2011), Marketing Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

[9] Philip Kotler, Gary Armstrong (2012), Nguyên lý tiếp thị (Principles of Marketing), Nhà xuất bản Lao động xã hội, chương 7

[10] Philip Kotler (Lâm Đặng Cam Thảo dịch) (2012), Marketing 3.0 From Product to Customer to The Human Spirit, Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. [11] Philip Kotler, Kevin Lane Keller (Lại Hồng Vân, Vũ Hoàng Anh, Mai Bích Ngọc dịch) (2013), Marketing Management, Nhà xuất bản lao động xã hội.

[12] William M. Luther (Hồng Hạnh dịch) (2013), The Marketing Plan, Nhà xuất bản lao động xã hội.

[13] Christopher Lovelock and Jochen Wirtz (2011), Services Marketing: People, Technology, Strategy, 7th ed., Upper Saddle River, New Jersey, Prentice Hall

[14] Phạm Văn Phi (2012), “Hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ.

[16] Châu Ngọc Thanh Vân (2014), “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương”, Luận văn thạc sỹ kinh tế. [17] Nguyễn Kim Nam, Trần Vũ Vượng (2016), Ảnh hưởng của các nhân tố Marketing xanh đến hình ảnh thương hiệu xanh trong lĩnh vực ngân hàng, Công nghệ ngân hàng, số15, tr.26 - 30.

[18] Lê Việt Thắng (2016), “Hoàn thiện Marketing mix tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)”, Luận văn thạc sỹ kinh tế.

[19] Đỗ Thị Thu Hà (2016), Đánh giá hiệu quả marketing trong phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Techcombank- góc nhìn từ sự hài lòng của khách hàng, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 170, tr.15 -21.

[20] Đỗ Thị Ngọc Anh (2016), Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng Internet banking của Khách hàng ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.

[21] Nguyễn Thị Thắng (2016), Hiệu quả Marketing tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

[22] Phạm Văn Tuân và ctg (2015), “Factors Contributing to the Development of the Retail Banking Services in Hanoi, Vietnam”, NXB Canadian Center of Science and Education

[23] Tài liệu nội bộ: Đề án phát triển Vietcombank đến năm 2020 [24] Tài liệu Hội nghị ngân hàng bán lẻ Vietcombank năm 2018 [25] Thông báo triển khai nhiệm vụ Kinh doanh năm 2018

[26] Bảng cân đối tài khoản của Vietcombank Bắc Bình Dương từ 2014 – 2018 [27] Báo cáo tổng kết nhiệm vụ kinh doanh năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của Vietcombank Bắc Bình Dương

WEBSITE [28] http://www.ACB.com.vn [29] http://www.bidv.com.vn [30] http://www.Cafef.vn [31] http://www.dongabank.com.vn [32] http://www.Eximbank.com.vn

[34] http://www.sacombank.com.vn [35] http://www.sbv.gov.vn [36] http://www.Tapchitaichinh.vn [37] http://www.Techcombank.com.vn [38] http://www.vietcombank.com.vn [39] http://www.vietinbank.vn [40] http://www.vneconomy.vn [41] http://www.vpbank.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing các sản phẩm bán lẻ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (vietcombank) chi nhánh bắc bình dương (Trang 84 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)