Một số hình thức tín dụng ngắn hạn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, (Trang 30 - 34)

nhỏ

1.1.2.1. Cho vay trực tiếp từng lần theo món

Cho vay trực tiếp từng lần theo món là hình thức cho vay tương đối phổ biến của NH đối với các DN không có nhu cầu vay thường xuyên, mới quan hệ tín dụng với ngân hàng. Các DN này thường chỉ vay ngân hàng khi phải đáp ứng nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất; thông thường DN có xu hướng sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn chiếm dụng thương mại để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Mỗi lần vay, DN phải làm đơn và trình NH phương án sử dụng vốn vay cụ thể. NH sẽ phân tích DN và hiệu quả của phương án vay; ký hợp đồng tín dụng, xác định mức cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. Mỗi món vay

được tách biệt nhau thành các hồ sơ tín dụng khác nhau.

Nhu cầu vay

ngân hàng = Chi phí cần thiết cho SXKD - Vốn tự có - Vốn khác

Các khoản vay theo món thông thường đều yêu cầu phải có TSĐB, khi đó mức cho vay còn phụ thuộc vào:

Mức cho vay = (Giá trị tài sản đảm bảo x Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo).

Theo thời hạn vay trong hợp đồng, NH sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình DN sử dụng tiền vay, NH sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, NH sẽ thu nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo quy định trong hợp đồng tín dụng.

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản. NH có thể kiểm soát từng món vay tách biệt. Giá trị món vay còn phụ thuộc vào giá trị TSĐB, loại TSĐB.

1.1.2.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng

Đây là nghiệp vụ cho vay theo đó NH và KH xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng (mức dư nợ vay tối đa) được duy trì trong một thời gian nhất định (thông thường thời gian là 1 năm).

Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, nguồn vốn tự huy động và nhu cầu vay của KH. Ngân hàng sẽ tính toán hạn mức tín dụng dựa vào phương án kinh doanh DN lập cho cả kỳ kế hoạch, khả năng huy động vốn tự có, vốn chiếm dụng đối tác của DN. Từ đó xác định lượng giá trị hạn mức tín dụng thích hợp với KH, tỷ lệ cho vay tối đa sẽ được ngân hàng quyết định dựa trên nhu cầu vay của KH và khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng. Các DNVVN thường hạn chế trong việc lập phương án kinh doanh cho kỳ kế hoạch cũng như sự minh bạch tài chính thấp do đó ngân hàng thường gặp khó khăn trong việc xác định nhu cầu hạn mức tín dụng chính xác của các DN này.

Thông thường, khi ký hợp đồng tín dụng ngân hàng và DN sẽ quy định thời hạn tối đa mỗi khế ước nhận nợ (thường dưới 12 tháng) phù hợp với chu kỳ kinh

doanh của KH. Khi DN có nguồn thu từ phương án, ngân hàng có thể thu nợ ngay hoặc thu nợ gốc khi mỗi khế ước đến hạn.

KH có thể thực hiện vay trả nhiều lần trong kỳ tuy nhiên giá trị tối đa tại mọi thời điểm không vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. Mỗi lần nhận nợ KH cần trình bày phương án sử dụng tiền vay cụ thể, cung cấp chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và hiệu quả phương án để tiến hành giải ngân cho KH. Ngân hàng sẽ định kỳ hàng quý hoặc hàng tháng kiểm tra tính tuân thủ các điều kiện cấp hạn mức tín dụng của KH; tình hình tài chính chung của KH. Việc kiểm tra định kỳ này rất quan trọng góp phần giúp ngân hàng đánh giá được năng lực của DN và những rủi ro tiềm ẩn với các khoản vay.

Đây là hình thức tín dụng ngắn hạn phù hợp với các KH có nhu cầu vay vốn thường xuyên; tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh. DN sẽ không mất quá nhiều thời gian vào việc làm hồ sơ vay vốn liên tục; chủ động được nguồn vốn vay ngân hàng để đáp ứng cho cả kỳ kinh doanh. Ngân hàng thường chỉ cấp hạn mức tín dụng cho các DN đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng tối thiểu là 1 năm và tạo được uy tín với ngân hàng.

1.1.2.3. Cho vay thấu chi

Cho vay thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó NH cho phép người vay được chi vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.

Để được thấu chi, DN làm đơn đề nghị cấp hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho NH). Khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán dương (>0), doanh nghiệp được hưởng lãi suất tiền gửi. Ngược lại, khi số dư âm (<0), doanh nghiệp phải trả lãi suất thấu chi. Nợ gốc được trả tự động khi doanh nghiệp có bất kì khoản tiền ghi có nào về tài khoản. Số lãi mà DN phải trả là:

Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi x Thời gian thấu chi x Số tiền thấu chi. Đây là hình thức bổ sung vốn thiếu hụt kịp thời, giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh; Đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải làm thủ tục như các khoản vay thông thường, do đó sẽ

tiết kiệm được thời gian.

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, có thể cấp cho cả DN lẫn cá nhân dùng để trả lương, chi các khoản phải thanh toán, mua hàng… Hình thức này nh́ìn chung chỉ áp dụng đối với DN có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.

1.1.2.4. Chiết khấu chứng từ có giá

Chiết khấu là hình thức cấp tín dụng theo đó NH nhận các chứng từ có giá và trao cho KH một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ trừ đi phần lãi chiết khấu và hoa hồng phí mà ngân hàng được hưởng.

Các chứng từ có giá được chiết khấu gồm: Thương phiếu và các các chứng từ có giá khá như trái phiếu, sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi… Thương phiếu là các chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.

Chiết khấu chứng từ khác biệt với các hình thức cho vay khác do KH không cần tài sản thế chấp mà dùng chính chứng từ nhận chiết khấu làm đảm bảo tín dụng; NH thu lãi trước khi phát hành tiền vay bằng cách khấu trừ vào mệnh giá; quy trình cấp tín dụng đơn giản và nhanh chóng hơn cho vay.

1.1.2.5. Tín dụng bao thanh toán

Bao thanh toán là việc ngân hàng cấp tín dụng cho DN trên cơ sở DN chuyển nhượng cho ngân hàng toàn bộ quyền và lợi ích của các khoản phải thu (phát sinh từ các hợp đồng mua bán trả chậm trừ mua bán theo hình thức L/C trả chậm).

Khi phát sinh nhu cầu, bên bán hàng đề nghị ngân hàng thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu. NH sẽ thực hiện phân tích đánh giá chất lượng của các khoản phải thu, khả năng tài chính của bên bán hàng và ký hợp đồng bao thanh toán sau khi có xác nhận của bên mua hàng.

Đây là hình thức tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho bên bán hàng, tăng khả năng cạnh tranh khi có thể cung cấp phương thức thanh toán hấp dẫn cho bên mua hàng; có thể được cấp tín dụng dựa trên các khoản phải thu mà không cần TSĐB

sau khi xuất trình được hóa đơn. Đây là hình thức tín dụng mới mẻ chưa được phổ biến tại Việt Nam, thuận tiện cho KH tuy nhiên ngân hàng phải đánh giá chính xác chất lượng phải thu và kiểm soát tốt các khoản phải thu của KH để đảm bảo khả năng thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội, (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)